Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing

Bỏ qua những kiến thức cần phải biết như digital marketing là gìcampaign là gì hay strategy là gì. Khi bạn xây dựng được một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả thì việc tiếp cận được khách hàng, gia tăng doanh số và quản bá cho thương hiệu đã không còn xa nữa.

Hãy tìm hiểu 7 bước để xây dựng chiến lược Digital Marketing dưới đây:

Phân tích tình hình doanh nghiệp và khách hàng

Lợi thế cạnh tranh (tiếp thị) đặc biệt của bạn là gì?

Các Chiến lược Digital Marketing trước của bạn hiệu quả như thế nào?

Chúng ta có tập trung vào các phân khúc tốt nhất với đúng loại khách hàng không?

Bạn cần phải tìm hiểu thật rõ về thị trường ngành, thị trường trong khu vực mà bạ đang kinh doanh như thế nào, có điểm nào thuận lợi hay không thuận lợi cho việc bạn tiếp cận khách hàng thông qua Internet.

Xác định mục tiêu

Khi thiết lập mục tiêu Digital Marketing bạn cần xem xét mức độ cần thiết của từng phương pháp. Mô hình SMART đóng vai trò như là một chuyên gia giúp cho doanh nghiệp kiểm tra cho mình những phương pháp hiệu quả. Mô hình SMART được giải thích cụ thể như sau:

S- Specifit

Mục tiêu phải cụ thể, chi tiết và dễ hiểu – Các thông tin phải chi tiết đủ để xác minh vấn đề hoặc cơ hội. Mục tiêu có đủ chi tiết để đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế hay không?

M- Measurable

Mục tiêu phải đo lường được – Có thể áp dụng các thuộc tính địnhh lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường không?

A- Actionable

Tính khả thi của mục tiêu – Những thông tin có được sử dụng để cải thiện năng suất làm việc hay không? nếu mục tiêu đề ra không làm thay đổi thái độ của nhân viên để giúp họ cải thiện năng suất làm việc thì phải chăng đã có vấn đề gì đó xảu ra.

R- Relevant

Sự liên quan – Mục tiêu đề ra có phù hợp với tầm nhìn chung của doanh nghiệp và đáp ứng được vân đề mà nhà Marketer đang đối mặt không?

T- Time-Bound

Thời hạn để đạt được mục tiêu đề ra – Các mục tiêu có thể thiết lập và thực hiện trong khoảng thời gian như đã đề ra không?

Xác định những công cụ Digital mà bạn cần

Hãy tìm hiểu các kênh, các cách thức mà đối thủ cạnh tranh của bạn đã sử dụng Digital Marketing: Website, Facebook, Email,… triển khai những gì, những hoạt động gì?.

Từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực thi chiến lược của họ, hãy rút ra những kinh ngiệm cho mình và áp dụng những cách thức, các kênh để triển khai sao cho phù hợp nhất với lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Xem xét những ưu và nhược điểm của từng công cụ Digital để có thể áp dụng chúng thật hiệu quả. Đôi lúc không phải cứ dùng nhiều công cụ là tốt, Hãy dùng chính xác công cụ để làm cho chiến lược của bạn thật tối ưu.

Kiểm tra và lên kế hoạch cho phương tiện truyền thông sẵn có

Hình thức và nội dung là điều đặc biệt trong các phương tiện truyền thông, đây cũng chính là tâm điểm của chiến lược Digital Marketing. Nội dung sẽ giúp truyền tải đến khách hàng thông điệp và thu hút khách hàng vào trang Web của bạn. Nó cũng chính là yếu tố giúp nâng cao hình ảnh của thương hiệu, một khi nó được tối ưu hóa thì nó cũng có thể tăng lượng Traffic.

Hãy lên một bản kế hoạch hợp lý cho doanh nghiệp của bạn, hay xem nội dung chính là nòng cốt và nó sẽ giúp cho mục tiêu củabạn được hoàn thành. Bất kể mục đích của bạn là gì, bạn cần sẽ phải sử dụng nội dung sở hữu để hinh thành chiến lược Digital Marketing của bạn.

Lên kế hoạch tạo nội dung: Hãy lên phát thảo cho việc tạo nội dung để giúp bạn đạt được mục tiêu, điều này bao gồm:

  • Chủ đề
  • Định dạng
  • Mục tiêu
  • Kênh quảng cáo
  • Tại sao bạn tạo ra nó
  • Mức độ ưu tiên

Kiểm tra và lập kế hoạch chiến dịch truyền thông kiếm được

Đánh giá phương tiện truyền thông kiếm được trước đây của bạn so với mục tiêu hiện tại của bạn có thể giúp bạn xác định được nơi tập trung thời gian. Xem nơi lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng của bạn đến từ đâu và xếp hạng từng nguồn phương tiện kiếm được từ hiệu quả nhất đến kém hiệu quả nhất.

Nếu bạn dành rất nhiều cho Adwords và chưa thấy kết quả mong đợi, có thể đã đến lúc điều chỉnh cách tiếp cận của bạn hoặc bỏ nó hoàn toàn và tập trung vào nên tảng khác mang lại kết quả tốt hơn. Vào lúc kết thúc quá trình, bạn cần phải có ý tưởng rõ ràng về nền công cụ mà bạn muốn tiếp tục sử dụng hoặc muốn xóa khỏi chiến lược của mình.

Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Bước cuối cùng của việc xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả là kiểm tra và đánh giá. Và một chiến lược nàomuốn để thành công cũng cần phải kiểm tra đánh giá và sửa chữa sao cho phù hợp nhất với mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Nhiệm vụ cốt lõi của chiến lược Digital Marketing chính là tăng nhận diện thương hiệu và kiếm được contacts từ khách hàng để chuyển thành doanh thu thực tế. Để có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch bạn có thể chia nhỏ ra thành từng yếu tố như: số mẫu về thực tế, kết quả chuyển đổi, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm hay lượng theo dõi trên mạng xã hội,…

Tìm hiểu thêm vế SEO: Nghiên cứu từ khóa

Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)