Những yếu tố quyết định sự thanh công của chiến lược thương hiệu
- Trang chủ
- Forum
- Marketing Chiến Lược
- Những yếu tố quyết định sự thanh công của chiến lược thương hiệu
- 21/01/2025 03:43
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên Online (giao diện website).
- SEO & Content marketing.
- Social Media Marketing.
- Email marketing.
- SEM (PPC).
Sự cạnh tranh khốc liệt trên môi trường Internet khiến cho bài toán Branding Marketing trở nên khó khăn hơn. Một trong những yếu tố thành công tiên quyết của các startup hoặc SME trong việc xây dựng thương hiệu từ con số 0 đó chính là chọn lựa một thị trường ngách phù hợp.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Trước khi tìm hiểu phương pháp xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần nhận biết rõ thế nào là chiến lược xây dựng thương hiệu (brand building) trong doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược xây dựng thương hiệu chính là việc sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng liên quan tới thương hiệu. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Trong kỷ nguyên mới của Internet, doanh nghiệp cần phải áp dụng những chiến lược sau để xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, gồm:
5 yếu tố quan trọng:
Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng bậc nhất để các chủ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược phát triển cho thương hiệu của mình:
1. Thấu hiểu tệp khách hàng mục tiêu
Một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để xây dựng thương hiệu từ con số 0 chính là thấu hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Bạn cần xác định rất rõ các yếu tố về nhân khẩu học của khách hàng như: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, mức thu nhập, học vấn, công việc,… để có thể tạo ra các thông điệp phù hợp cũng như định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
2. Định vị thương hiệu và xác định tầm nhìn dài hạn
Để có thể đưa ra một định vị thương hiệu tốt cho doanh nghiệp, bạn cần xác định toàn bộ các điểm khác biệt mà thương hiệu của bạn đem tới cho khách hàng so với đối thủ. Hãy thận trọng xem xét các chiến dịch truyền thông và quảng cáo của đối thủ, để tránh trường hợp đưa ra một định vị tương tự với họ.
Khách hàng ngày càng thông minh hơn trong cách quyết định của họ, đó vừa là ưu điểm nhưng cũng đồng thời là nhược điểm đối với các doanh nghiệp nhỏ không có nhiều ngân sách để làm marketing.
3. Xây dựng các thông điệp mạnh mẽ để truyền tải tới khách hàng mục tiêu
Các thông điệp truyền thông là phần không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu. Thay vì khiến khách hàng nhầm lẫn giữa vô vàn các thông điệp khác nhau, hãy chọn ra một message chính để đem lại hiệu quả cao nhất về mặt nhận diện thương hiệu.
4. Khẳng định những giá trị cốt lõi của thương hiệu
Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu sẽ giúp bạn kết nối với khách hàng của mình tốt hơn. Hãy thêm các yếu tố về cảm xúc để khiến khách hàng cảm thấy tính gắn bó với thương hiệu, và cuối cùng trở thành một khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
5. Lắng nghe khách hàng
Cách mạng trong ngành digital đã giúp các thương hiệu có thể tiếp cận cũng như tương tác với khách hàng tốt hơn. Bạn nên thường xuyên trao đổi, nhận feedback và phản hồi từ khách hàng để xây dựng mối quan hệ bền vững với họ.
(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)