Lê Văn Phú
Quản trị viên

Một số người Việt tạo nhiều tài khoản ảo để lấy Pi nhanh hơn, rao bán mỗi đồng Pi vài trăm nghìn đồng, mà không tìm hiểu.

Đào Pi bằng smartphone, đào coin bằng điện thoại

Liên tưởng đến khái niệm "đào Bitcoin", nhiều người tham gia Pi Network tại Việt Nam lầm tưởng họ đang "đào Pi" bằng điện thoại di động. Một số người cho rằng họ đang sử dụng sức mạnh tính toán của smartphone để giúp hệ thống của Pi và được "trả" bằng các đồng Pi. Điện thoại càng mạnh càng khai thác được nhiều tiền ảo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cũng như thực tế trên ứng dụng, điều này chưa chính xác.

"Đào" trong các loại tiền mã hóa, như Bitcoin, là sử dụng các hệ thống máy tính để xác thực cho các giao dịch tiền điện tử và nhận phần thưởng bằng chính Bitcoin. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đồng Pi chưa thể giao dịch, nên cũng không cần xác thực, do đó không thể gọi là "đào".

Thực tế, ứng dụng Pi Network trên điện thoại chỉ dùng để điểm danh hàng ngày và lượng Pi tăng lên theo thời gian, không phụ thuộc vào thiết bị sử dụng. Trong sách trắng của Pi Network cũng nói sẽ "thưởng Pi hàng ngày" cho người tham gia mạng lưới.

Người dùng hiện đang được "thưởng" Pi chứ không phải "đào" Pi.

Rủ người lạ vào "Vòng tròn bảo mật"

"Tuyển 5 anh em vào nhóm, cam kết 'đào' Pi trọn đời. Liên hệ số điện thoại của mình..." là quảng cáo quen thuộc trên các nhóm của người dùng Pi Network tại Việt Nam để rủ thêm người vào "Vòng tròn bảo mật".

"Vòng tròn bảo mật" là thuật ngữ trong hệ thống Pi, chỉ một nhóm 3 đến 5 người có vai trò "chứng minh cho nhau là đáng tin cậy" nhằm giúp Pi tạo nên một "mạng lưới tin cậy trên toàn cầu". Đổi lại, người dùng sẽ được tăng tốc độ sở hữu đồng Pi lên 0,02 Pi/giờ với mỗi người mời thêm.

Pi khuyến nghị người dùng chỉ xây dựng Vòng tròn bảo mật từ những người thân quen, tin tưởng. Tuy nhiên, nhiều người dùng tại Việt Nam "lách luật" bằng cách rủ thêm người lạ qua mạng xã hội, hoặc tự tạo các tài khoản ảo, thêm vào "Vòng tròn bảo mật", nhằm thỏa mãn các điều kiện mà app đưa ra và lấy được nhiều Pi hơn. Việc này đi ngược lại cơ chế hoạt động của Pi là "xây dựng bằng niềm tin".

Pi khuyến nghị người chơi mời thân tham gia Vòng tròn bảo mật, và "thưởng" bằng việc tăng tốc độ đào.

Giá trị của Pi

Trên các hội nhóm tại Việt Nam, nhiều thành viên lên rao mua các đồng Pi với giá hàng trăm nghìn đồng. Nhiều người cũng khẳng định mỗi đồng Pi có giá trị vài USD, thậm chí hàng trăm USD, bằng cách chụp lại màn hình một số sàn giao dịch Pi trên Internet.

Thực tế, giá trị của Pi hiện bằng 0. Điều này được khẳng định bởi chính đội ngũ phát triển và được nêu trong phần FAQ trong ứng dụng. Một số người rao mua tài khoản Pi với giá 100 - 200 nghìn đồng/Pi, sau đó cũng được phát hiện là lừa đảo, nhằm chiếm tài khoản Facebook của người dùng. Một số "sàn giao dịch" có định giá và có tính năng mua bán Pi, nhưng thực chất chỉ chiêu "câu" view.

Quản trị viên cộng đồng Pi lớn nhất tại Việt Nam cũng khẳng định, Pi hiện tại có giá trị bằng 0, do chưa đến giai đoạn MainNet. Tuy nhiên, dự án cũng chưa mở mã nguồn để cộng đồng kiểm chứng, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về giá trị thực tế của đồng

Những sàn giao dịch giả được tạo ra khiến nhiều người ảo tưởng về giá trị của Pi.

Giao dịch bằng Pi

Các hình ảnh về cửa hàng, dịch vụ nhận thanh toán bằng đồng Pi được chia sẻ nhiều trên các hội nhóm. Mới đây, việc một số người dùng nhận được cập nhật với việc có thêm tính năng "Ví", khiến nhiều người nghĩ rằng có thể giao dịch mua bán bằng tiền Pi.

Thực tế, "Ví" chỉ là tính năng thử nghiệm cho 10 nghìn người, trong số hơn 13 triệu thành viên, theo công bố của Pi. Đội ngũ phát triển ứng dụng này cũng nhấn mạnh ví này "không có thực" và "vô giá trị".

Một số cửa hàng nhận thanh toán bằng Pi, sau đó được phát hiện chỉ là "chiêu" nhằm hút thành viên bởi Pi chưa thể giao dịch trong hệ thống. Việc giao dịch bằng tiền ảo, nếu có, cũng vi phạm pháp luật tại Việt Nam.

Hình ảnh được chia sẻ nhiều trong cộng đồng Pi, nhưng thực tế việc thanh toán bằng Pi là không thể, và hiện bị cấm ở Việt Nam.

"Pi là miễn phí"

Không ít người tham gia mạng lưới Pi vì cho rằng việc này "không mất gì mà có thể sở hữu nghìn USD".

Thực tế, ứng dụng Pi được tải về miễn phí trên iOS và Android. Tuy nhiên người dùng cần đăng ký bằng số điện thoại hoặc Facebook ID để sử dụng, đồng thời cần xác thực danh tính bằng hộ chiếu để có thể làm chủ tài khoản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người dùng phải đánh đổi bằng thời gian, công sức kêu gọi mọi người tham gia, và phải gửi dữ liệu cá nhân cho Pi Network.

Bản thân Pi cũng khuyến cáo người dùng của mình rằng "Pi không phải là tiền miễn phí", tuy nhiên Pi cũng không nêu rõ người dùng sẽ phải đánh đổi điều gì.

Mặc cho các cảnh báo như cho rằng có thể là trò lừa đảo, hoặc có nguy cơ về bảo mật…, song làn sóng người dùng Việt đổ xô tải ứng dụng Pi Network về smartphone để “đào” tiền ảo vẫn chưa dừng lại.

Đã có dấu hiệu lừa đảo chưa?

Cho tới thời điểm này, ngay cả các cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật và blockchain về Pi vẫn chưa đưa ra được chứng cứ rằng Pi có dấu hiệu lừa đảo, hay đã thể hiện hành vi lừa đảo.

Cho dù, những dấu hiệu được cho là Pi Network thiếu minh bạch, và đồng Pi coin cũng chưa được giao dịch trên thị trường, hay cũng có thể nói là lời hứa hưởng lợi đồng tiền ảo Pi mới “trên đầu môi và chữ nghĩa” là hoàn toàn đã rõ ràng.

Với những gì Pi Network hứa hẹn thì quả là “làm giàu không khó”. Hay có thể hơn thế nữa, là “kiếm tiền, làm giàu quá dễ”.

Và cho dù người sáng lập Pi Network được cho là một tiến sĩ tại Đại học Stanford – ngôi trường chuyên đào tạo và là cái nôi nuôi dưỡng nhiều startup tỉ đô hàng đầu thế giới, thì cũng chẳng có gì bảo đảm được rằng dự án Pi Network của vị tiến sĩ này không phải là chiếc “bánh vẽ”.

Thử tải ứng dụng này về điện thoại, có thể nói là việc đăng kí tài khoản Pi khá dễ dàng, chỉ cần dùng số điện thoại hoặc Facebook cá nhân để khai báo thông tin. Từ tháng 2.2021, thời điểm đồng tiền ảo Bitcoin bùng nổ về giá thì Pi coin cũng được rót vào tài khoản người dùng với mỗi giờ 0,1 Pi. Người chơi chỉ bị ràng buộc cứ mỗi 24 giờ đồng hồ vào ứng dụng Pi Network nhấn nút “điểm danh”. Để tăng tốc độ đào và hưởng lợi, người chơi chỉ cần mời thêm người khác vào mạng lưới.

Chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena – cho biết: “Cho đến thời điến này chưa thấy người nào liên hệ đưa ra bằng chứng tố Pi Network lừa đảo. Tuy nhiên, góc độ bảo mật đương nhiên là có nhiều vấn đề cần lưu ý”.

Những vấn đề quan ngại về PI

Theo ông Thắng, khi tải bất cứ một ứng dụng nào về và đăng kí, đăng nhập để sử dụng thì ứng dụng đó hoàn toàn có thể thu thập dữ liệu cá nhân người dùng.

Ứng dụng Pi Network cũng thế, hoàn toàn có thể thu thập thông tin cá nhân người dùng. Nhưng đáng nói hơn là, những thông tin về ứng dụng Pi Network hiện khá hạn chế cho dù nó là một ứng dụng về đào tiền ảo và liên quan đến quyền lợi người dùng. Chỉ có những thông tin phía quản trị ứng dụng công bố thì người chơi mới được biết, còn lại đều mù mờ.

Chính vì thế, càng đáng quan ngại hơn khi phía quản lí ứng dụng là ai, pháp nhân ra sao…, và việc thông tin, dữ liệu cá nhân người dùng do họ nắm giữ nổi cộm vấn đề về độ tin cậy.

Lời mời gọi đào tiền ảo từ Pi Network về bản chất cho tới lúc này, theo chuyên gia Thắng, là mời mọc người dùng sử dụng ứng dụng, dùng tài nguyên từ điện thoại của người dùng (phần cứng, phần mềm, Internet) để “đào tiền ảo”. Người dùng được gì thì đến lúc này chưa rõ. Nhưng về phía ứng dụng, khi lượng người dùng tăng lên đông đảo với thông tin cá nhân họ thu thập được, họ hoàn toàn sử dụng cho việc kinh doanh thu lợi, như bán quảng cáo chẳng hạn...

Trong thời đại “Data is King” (dữ liệu là vua), khi nắm được dữ liệu thì Pi Network hoàn toàn có thể làm được nhiều việc khác nữa để thu lợi.

Và khi Pi Network đã có thể nằm trong điện thoại của hàng triệu triệu người dùng, qua các phiên bản nâng cấp, cập nhật họ hoàn toàn có thể lấy được nhiều dữ liệu sâu hơn, riêng tư và nhạy cảm hơn từ thiết bị chứ không chỉ là những thông tin, dữ liệu phổ biến như tên, số điện thoại, tài khoản Facebook...

Thiết kế website
Lê Văn Phú
Quản trị viên
  • 22/03/2021 09:16
  • #2

Pi Network hoạt động như thế nào?

Hệ sinh thái Pi Network chỉ bao gồm một ứng dụng di động dùng để đào Pi mỗi 24 giờ ngoài ra không có chức năng nào khác. Hành động đào Pi này thực chất mang tính phân phối bởi họ nói rằng số Pi này đã được đào từ trước đó, nghĩa là ứng dụng của bạn không chạy bất kỳ thuật toán hay giao thức đồng thuận nào cả. Số pi “đào được” sẽ giảm đi một nửa mỗi khi số người dùng của Pi tăng lên gấp mười lần. Bạn có thể tăng lượng Pi đào được bằng cách giới thiệu thêm người sử dụng Pi (Mô hình tiếp thị liên kết).

Để sử dụng ứng dụng Pi Network, bạn phải trải qua quy trình KYC (know your customer) để tránh gian lận, điều đó đồng nghĩa với việc đang thu thập dữ liệu của bạn. Đây là điều khó chấp nhận với một dự án Blockchain vì một trong những đặc tính quan trọng nhất của Blockchain là tính ẩn danh.

Những nhà sáng lập của Pi Network cũng đang kêu gọi cộng đồng xây dựng ứng dụng trên nền tảng Pi Network, nhưng hiện tại chưa có bất kỳ ứng dụng nào.

Những người sáng lập của Pi Network là ai?

Pi Network có ba người sáng lập chính bao gồm:

  • Ttiến sĩ Nicolas Kokkalis – chịu trách nhiệm kỹ thuật
  • Tiến sĩ Chengdiao Fan – Chịu trách nhiệm về sản phẩm
  • Vincent McPhillip – Quản lý cộng đồng Pi Network

Nicolas Kokkalis hiện đang là tiến sĩ giảng dạy một lớp về ứng dụng phi tập trung tại đại học Stanford, ngoài ra ông còn đang nghiên cứu về điện toán xã hội, là thành viên của nhóm sáng lập StartX, một cộng đồng doanh nhân phi lợi nhuận. Ông có bằng Tiến sĩ. bằng Kỹ thuật Máy tính và bằng Thạc sĩ Khoa học Quản lý và Kỹ thuật tại Đại học Stanford.

Tiến sĩ Chengdiao Fan là tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Nhân chủng từ Đại học Stanford. Bà tập trung nghiên cứu sự tương tác điện toán xã hội, cụ thể là cách công nghệ tác động tích cực đến hành vi của con người và xã hội. Bà cũng đã thành lập một công ty khởi nghiệp và một nền tảng sản xuất email.

Vincent McPhillip – Người chịu trách nhiệm về cộng đồng Pi Network là thành viên của Trung tâm nghiên cứu Blockchain Stanford. Ông tốt nghiệp cử nhân Khoa học Chính trị ở Đại học Yale, sau đó tham gia công ty phi lợi nhuận Bridgespan, chuyên về giáo dục và phát triển lực lượng lao động cho các cộng đồng trên khắp nước Mỹ.

Những điểm nghi vấn quanh dự án Pi Network

Pi Network thu thập dữ liệu người dùng

Ngoài việc đòi hỏi người dùng tiến hành KYC, Pi Network còn thu thập một lượng dữ liệu đáng kinh ngạc về điện thoại của bạn, thông tin mà họ thu thập bao gồm:

  • Sửa đổi hoặc xóa nội dung trong bộ lưu trữ USB.
  • Đọc nội dung trong bộ lưu trữ USB.
  • Xem ID thiết bị và thông tin cuộc gọi.
  • Đọc trạng thái điện thoại và danh tính.
  • Đọc danh bạ của bạn.
  • Đọc trạng thái điện thoại và danh tính.
  • Xem các kết nối Wifi.
  • Sửa đổi hoặc xóa nội dung trong bộ lưu trữ USB của bạn.
  • Đọc nội dung trong bộ lưu trữ USB của bạn.
  • Nhận dữ liệu từ Internet.
  • Xem các kết nối mạng.
  • Kiểm soát độ rung.
  • Chạy khi khởi động.
  • Truy cập mạng đầy đủ.
  • Chạy trên các ứng dụng khác.
  • Ngăn thiết bị nghỉ.

Việc thu thập dữ liệu là hành vi vô cùng vô lý, bởi việc đào Pi gần như không đòi hỏi quyền nào kể trên. Hơn nữa, bản thân công nghệ Blockchain có một tiêu chí quan trọng là ẩn danh, rõ ràng là dự án Pi Network đi ngược lại tiêu chí này. Lượng dữ liệu mà Pi Network thu thập có thể đem lại giá trị rất lớn cho các nhà sáng lập dự án nếu họ bất chấp quyền riêng tư của người dùng đem bán cho bên thứ ba.

0
Lê Văn Phú
Quản trị viên
  • 22/03/2021 09:20
  • #3

Thời tới cản không kịp - Sốt đất "ảo" - Pi Network - Người Hùng "Nguyễn Ngọc Mạnh" | VTV TSTC

0

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)