Hang...
Thành viên

Người già bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi mà đa số người bệnh tiểu đường đã có tuổi thắc mắc. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Người già bị tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1% – 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 0,3% – 2% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cơ thể nhận được các khoáng chất, vitamin và các chất cần thiết. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước, sữa dành cho người tiểu đường.

  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
  • Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
  • Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
  • Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
  • Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi chứa vitamin a, b, c, e, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Người bị tiểu đường nên kiêng gì?

Ngoài những thực phẩm tốt, dinh dưỡng thì bệnh nhân tiểu đường cũng phải chú ý đến các thực phẩm có hại, tránh gây phản ứng ngược và làm bệnh tình nghiêm trọng.

Gạo trắng

Các chuyên gia cho rằng việc ăn cơm được chế biến từ gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu một cách đột biến. Trong gạo trắng có chứa hàm lượng carbohydrate (tinh bột) và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế, thay vì ăn gạo trắng bạn có thể sử dụng gạo lứt (nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn) để sử dụng hằng ngày.

Trái cây sấy khô

Trái cây là thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây sấy khô thì lại không bởi khi được sấy khô lượng nước và khoáng chất tự nhiên bị mất đi nhưng lượng đường bị tích tụ lại. Vì thế, dù chỉ ăn một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Đồ ăn nhanh

Trong đồ ăn nhanh có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và chất bảo quản cao, điều này khiến các tế bào phải chịu sức ép lớn và dần bị kiệt sức, không đủ khả năng để sản xuất insulin kiểm soát đường huyết, từ đó khiến bệnh tình tiến triển nặng.

Đồ ngọt

Bánh, kẹo, nước ngọt,... là những thực phẩm ưa thích của nhiều người nhưng lại là thứ mà người bị tiểu đường phải tránh xa. Bởi thành phần chính là đường - tác nhân làm tăng chỉ số đường huyết trong máu lên cao.

Có thể thấy rằng, việc có một thực đơn cho người tiểu đường hợp lý, khoa học là rất cần thiết để cải thiện bệnh tình. Trong đó, bạn cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt, dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại, làm tăng mức đường huyết.

Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)