Internal Link là gì? Cách sử dụng internal link hiệu quả cho website
- Trang chủ
- Forum
- Xây dựng Liên Kết - Link buiding
- Internal Link là gì? Cách sử dụng internal link hiệu quả cho website
- 21/12/2024 07:28
Internal Link có khả năng tác động và ảnh hưởng đến thứ hạng của SEO
Điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao
Thúc đẩy khách hàng truy cập hành động
- Navigational Internal Link
- Contextual Internal Link
- Mang thông tin có ích cho người đọc
- Xây dựng menu
- Xây dựng internal link ở chân website
- Số lượng internal link
- Hiển thị thanh điều hướng
- Sử dụng mô tả anchor text
- Tạo cấu trúc link để thu thập thông tin
- Đặt Link phù hợp
Để một website xuất hiện ở thứ hạng cao phải có sự phối hợp đồng nhất của content lẫn liên kết. Cách con bọ Google có thể tìm thấy được bài viết trên trang là nó thu thập từ những link từ các trang khác trên cùng Web. Trong SEO Onpage, liên kết nội bộ thường không được đánh giá cao trong khả năng sử dụng và khả năng chuyển đổi. Bài viết này giúp bạn có cái nhìn khác về liên kết nội bộ.
1. Internal link là gì?
Internal link (liên kết nội bộ) là liên kết trên cùng một tên miền, được liên kết từ trang này sang tranh khác, điều hướng trong cùng website. Nhưng internal link thường chỉ liên kết giữa các nội dung bài viết trong cùng một trang web.
2. Lợi ích của hệ thống internal link
Sự uy tín trên Internet được chuyển đổi bởi các liên kết từ trang web này sang trang web khác, ví dụ trang web A liên kết đến trang web B miễn là trang web A đáng tin cậy, trang web B cũng sẽ được kế thừa. Tất nhiên, nếu thứ hạng của Trang A cao, điều đó hiển nhiên cũng sẽ làm tăng thứ hạng của Trang B.
Trang web của bạn sẽ có một số trang rất hấp dẫn, thường đã có thứ hạng cao và nội dung hữu ích để chia sẻ. Bạn phải liên kết đến các trang này để khách hàng hướng hành động. Việc này sẽ tạo ra một tác động đáng kể về khía cạnh Marketing. Để họ được chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng tiềm năng.
Bạn cũng có thể thử Link tại các trang có nhiều lượt truy cập đến những trang cần SEO. Chúng có thể góp phần giúp trang cần SEO có nhiều Traffic hơn, cho thứ hạng cao hơn.
Mục đích cuối cùng của digital marketing là làm cách nào để thu hút nhiều nhất lượng khách hàng truy cập. Sau đó bằng những content hấp dẫn để trình bày và thuyết phục khách hàng. Sử dụng Internal Link làm công cụ nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác
3. Phân loại Internal Link
Internal Link chia làm 2 loại chính
Loại liên kết nội bộ này giúp tạo ra một cấu trúc điều hướng chính và nó được triển khai trên toàn Website và phục vụ cho mục đích giúp người dùng tìm thấy những gì họ muốn. Hầu hết các công ty cung cấp cho người dùng nhìn thấy thông tin trực tiếp trong menu trang web chính hoặc chân website hoặc trong thanh bên.
Đây là loại link liên kết nội bộ theo ngữ cảnh và được đặt trong nội dung chính của trang. Làm nổi bật những liên kết này trong bài để thu hút người dùng nhấp vào.
4. Cách dùng internal link hiệu quả
Liên kết nội bộ là một liên kết trên một trang khác trên cùng một trang web, có một mối tương quan nhất định với chủ đề được đề cập trong bài viết hoặc nhiều hơn về vấn đề này sẽ được giải thích ở trang đó. Việc trỏ link nội bộ vào bài viết giúp Google đánh giá rất cao về trải nghiệm của người dùng và nó là hữu ích bởi khả năng điều hướng traffic đi từ page này sang page khác, và thu hút người dùng tương tác trên nhiều trang, tăng traffic cho website.
Hệ thống menu là thứ không thể thiếu với website nào. Thông qua menu, cả Google và người dùng đều có thể dễ dàng hiểu được trang web có những phần nào, nội dung từng trang như thế nào, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Việc bạn đặt liên kết nội bộ ở trên cùng thường sẽ được đánh giá cao hơn là ở footer website. Internak link bạn nên đặt ở cuối trang web như:
+ Giới thiệu về doanh nghiệp
+ Danh mục phụ
+ Các sản phẩm, dịch vụ
+ Cá dự án, sự kiện nổi bật
+ Chính sách, điều khoản,…
Công cụ tìm kiếm như google cũng không có những tiêu chuẩn cụ thể nào về số lượng liên kết được dùng trong một trang. Bạn nên cân nhắc về vấn đề này, cụ thể là cứ phân bổ liên kết nội bộ theo một hệ thống nhất định.
Thanh điều hướng là những thanh hiển thị tiếp theo ở dưới menu chính, gồm các danh mục cha của bài viết. Trong mỗi thư mục còn chứa thêm nhiều bài viết cùng chủ đề nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về nó.
Anchor text là văn bản neo được tô đậm trong liên kết mà mọi người thường nhấp vào, chúng sẽ chuyển sang một trang nội dung khác. Để khách hàng truy cập và công cụ tìm kiếm nội dung họ sẽ đọc được khi nhấp vào liên kết, bạn cần sử dụng thẻ mô tả anchor text ngắn gọn, rõ ràng, tóm gọn nội dung mà bài viết đề cập.
Việc này cho phép các công cụ tìm kiếm hoạt động trên cấu trúc liên kết của trang web giúp chúng dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang có nội dung mới. Và điều quan trọng nhất là cấu trúc. Điều này giúp cấu trúc link cho phép link juice lướt qua toàn bộ website.
Đặt Internal Link cho đúng vị trí, đúng mục đích người dùng, tránh cố gắng chèn ép không hợp lý.
Intrenal link vẫn là những liên kết bạn kiểm soát được, dễ quản lý, dễ xây dựng để thúc đẩy quá trình SEO. Hy vọng qua bài viết này, bạnbiết được Internal links là gì, cũng như cách sử dụng internal link và những lợi ích mà nó mang lại.
(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)