Tất cả dịch vụ SEO đều tập trung vào việc tối ưu sao cho thứ hạng trang web càng cao càng tốt trong các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều này, tất cả các SEOer đều phải cố gắng phát triển nội dung và tất cả các yếu tố trên trang và ngoài trang để đáp ưng được các thuật toán của Google.

Các yếu tố trong thuật toán của Google có thể được chia thành hai loại- ảnh hưởng trực tiếp đến việc trang web bạn được xếp hạng cao hay thấp: SEO Onpage và SEO Offpage. Trong bài hướng dẫn SEO hôm nay, tôi sẽ phân biệt sự khac nhau giữa 2 yếu tố này, đồng thời giải thích tầm quan trọng của SEO Onpage và xem xét các yếu tố nào cần xem xét khi tối ưu SEO trên trang.

SEO Onpage là gì?

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đề cập đến việc sử dụng một số chiến lược giúp các công cụ tìm kiếm như Google lập chỉ mục trang web của bạn dễ dàng hơn và xếp hạng cao hơn khi có truy vấn người dùng liên quan. Trong đó có hai loại SEO giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn: SEO Onpage và SEO Offpage

SEO Onpage là tập hợp các thao tác bạn thực hiện trực tiếp ngay trên website để cải thiện thứ hạng website cao hơn trên bảng kết quả của các công cụ tìm kiếm. Các kỹ thuật đó bao gồm: tối ưu hõa mã HTML, chất lượng nội dung, cách sử dụng và phẩn bổ từ khóa trong bài viết, đường dẫn, thẻ title hay meta description,....

Ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage đề cập đến tất cả các phương pháp SEO diễn ra bên ngoài trang web của bạn, chẳng hạn như liên kết ngược, xây dựng link building mức độ liên quan của liên kết, tín hiệu xã hội và những thứ khác.

Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage là gì?

Với SEO Onpage, bạn có toàn quyền kiểm soát nhưng với SEO Offpage thì không. Điều này là do các liên kết ngược, tín hiệu xã hội, đánh giá và các yếu tố khác của nó phụ thuộc vào hành vi của người khác. Cả trên trang và ngoài trang đều đóng vai trò duy nhất trong việc cải thiện xếp hạng trang web của bạn.

Một trang web có tối ưu trên trang kém nhưng SEO Offpage hoàn hảo sẽ không xếp hạng tốt bằng một trang web được tối ưu hóa hoàn toàn cho cả hai. Do đó, điều quan trọng là phải biết kết hợp cả 2 hình thức này với nhau để xây dựng website ngày càng tối ưu hơn và cải thiện được hiệu quả SEO web tổng thể.

Ngoài ra, SEO Onpage là hình thức dễ thực hiện hơn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vậy nên trước tiên khi bắt đầu vào tối ưu trang web, hãy phân tích các yếu tố Onpage của website trước và đem nó đi tối ưu lần lần, nó sẽ cải thiện đáng kể lượng traffic cũng như vị thể website trên trang SERPs đấy.

Tại sao cần tối ưu SEO Onpage cho website?

Khi các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên phức tạp hơn, vô số các thuật toán được cập nhật thì việc tối ưu hóa các yếu tố trên trang tốt sẽ là "tín hiệu" giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và thu thập nội dung trên trang của bạn tốt hơn.

Hãy hình dung Google bot là một cỗ máy online, nó đi qua các website và thu thập dữ liệu dưới dạng text (văn bản), nó không thể hiểu được nội dung bài viết trong website, tuy nhiên nó sẽ thông qua các tiêu chí sau để đánh giá chủ đề bài viết: Keywords Density, Title, Meta Description, Meta Keywords, các đoạn alt text và URL.

Như vậy, nếu không làm rõ chủ đề cần hướng tới ở các mục trên, Google Bot hoàn toàn có thể hiểu sai về chủ đề website của các doanh nghiệp. Hoặc hiểu rằng các bài viết trên site không thực sự tập trung vào chủ đề mà từ khóa mục tiêu đang nhắm đến. Dẫn đến không thể lên top cao với từ khóa đó. Và nếu không thực hiện SEO Onpage và Onpage liên tục thì các doanh nghiệp khó có được vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Các yếu tố cần tối ưu để SEO Onpage website thành công

Có nhiều khía cạnh kỹ thuật khác nhau trên trang web mà bạn cần tối ưu hóa để thúc đẩy hiệu quả SEO Onpage nói riêng và SEO web tổng thể nói chung.

Tối ưu cấu trúc URL

Một URL được tối ưu chuẩn SEO sẽ giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu từ trang này sang trang khác trong trang web của bạn và điều hướng hiệu quả hơn cho người dùng. Vậy nên hãy đảm bảo rằng các URL của bạn ngắn gọn, liên quan đến nội dng bài viết nhưng phải chứa các từ khóa chính cần SEO.

Thẻ tiêu đề

Đây là yếu tố SEO quan trọng bắt buộc phải có, bởi thẻ title giúp cho Google và cả người dùng hiêu được ý nghĩa của trang và phân biệt nó với các content và website khác. Chìa khóa để bạn tối ưu tốt là hãy nghiên cứu từ khóa thật kỹ càng, áp dụng các kỹ thuật đặt tiêu đề hấp dẫn để kích thích khách hàng nhấp vào đọc và giúp website bạn lên TOP cao hơn với nhóm từ khóa mục tiêu này nhé.

Thẻ Meta description

Đây là yếu tố thứ 2 sau tiêu đề quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn không, bởi nó đóng vai trò giới thiệu nội dung quan trọng của bài viết trên website cho Google cũng như người tìm kiếm. Tối ưu thẻ meta tốt sẽ rất hữu ích trong việc thu hút người dùng vào xem trang của bạn, từ đó giúp cải thiện CTR và cũng như được các công cụ tìm kiếm ưu tiên đề xuất website của bạn có truy vấn tương thích.

Thẻ Heading

Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với Search Engine.

Phân bổ lại lượng keyword trên trang và bài viết

Cân bằng hợp lý mật độ từ khóa (keyword density) phù hợp (khoảng 3-5% tùy độ cạnh tranh khác nhau). Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần bài viết. Bởi không chỉ người dùng sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc các bài viết này mà website cũng sẽ bị Google trừng phạt bởi kiểu nhồi nhét từ khóa này.

Tối ưu thẻ Alt

Khi tối ưu Alt thì bạn có thể mô tả nội dung của hình ảnh đó hay cách tốt nhất chính là những mô tả có liên quan và chứa từ khóa giúp tăng hiệu quả SEO hơn.

Xây dựng liên kết nội

Internal link giúp trình thu thập thông tin, khám phá nội dung mới và hiểu ngữ cảnh của các trang khác nhau. Bạn nên đảm bảo rằng mỗi trang mới có ít nhất hai đến ba liên kết đến nó. Nhưng cũng đừng quá nhồi nhét quá mức nhiều liên kết trong một bài bởi nó sẽ làm cho người đọc khó chịu và bạn còn bị Google sờ gáy nữa đấy.

Thẻ Canonical

Dùng để tích hợp vào website để tránh trùng lặp nội dung trong website của bạn, gây thao túng nội dung trên trên trang kết quả và nặng có thể dính án phạt Panda của Google.

Tệp Robot.txt và sitemap.xml

Robot.txt là tệp chứa các mã kệnh giúp cho webmaster khai báo với robot của Google về hành vi của website mình như thế nào, những dữ liệu nào bạn không muốn Google thu thập và index lên trang kết quả. Còn đối với sitemap.xml là tệp hỗ trợ các bot craw dữ liệu và index nhanh hơn. Hãy kiểm tra 2 file này trong Check robot txt SEO.

Tốc độ load trang

Trang web của bạn tải càng nhanh, thì càng thân thiện với người dùng. Vậy nên có thể thấy tối ưu tốc độ load trang là điều kiện cần và nên có để tăng trải nghiệm của khách hàng trên trang và nó ảnh hưởng trược tiếp đến kết quả SEO. Hãy sử dụng công cụ Google Pagespeed Insight để kiểm tra tốc độ cho website, list ra được những điểm đang bị yếu và đưa cho lập trình viên để họ tối ưu lại nhé.
>>Xem thêm các yếu tố SEO onpage tại đây:  https://lptech.asia/kien-thuc/seo-onpage-la-gi-checklist-va-cach-toi-uu-onpage-cho-website

Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)