Đái tháo đường là gì?

1.0/5 (1 Reviews)
Showroo...
Thành viên

Đái tháo đường đang trở thành căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở mọi đối tượng. Nếu không phát hiện và ngăn cản kịp thời, bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy bệnh đái tháo đường là gì? Làm sao để phát hiện căn bệnh này? Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì trong điều trị đái tháo đường? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đái tháo đường (tiểu đường) là gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) là căn bệnh mạn tính khá phổ biến. Bệnh có thể gặp ở cả người già lẫn người trẻ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Cơ thể của người bệnh thường thiếu hụt insulin dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Cơ thể người mắc bệnh đái tháo đường sẽ không thể chuyển hóa các chất bột trong thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể. Điều này gây ra tình trạng lượng đường trong máu tích tụ tăng dần. Theo thời gian, lượng đường này ở mức cao sẽ dẫn đến những nguy cơ về tim mạch. Ngoài ra, các cơ quan khác như mắt, thận, gan, thần kinh cũng bị tổn thương, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Phân loại bệnh đái tháo đường

Hiện nay, bệnh đái tháo đường đang được phân làm 2 dạng chính, bao gồm:

  • Đái tháo đường tuyp 1( tiểu đường tuyp 1): Cơ thể của người bệnh thiếu insulin. Nguyên nhân chính là do tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin. Tiểu đường tuyp 1 chiếm 10% số người mắc tiểu đường hiện nay. Đa số người mắc là trẻ nhỏ và người ở độ tuổi trẻ.
  • Đái tháo đường tuyp 2 (Tiểu đường tuyp 2): Trong cơ thể người bệnh có kháng thể với insulin. Nghĩa là khi cơ thể sản sinh ra insulin nhưng không thể chuyển hóa được lượng đường glucose trong máu. Đa số người mắc căn bệnh này chiếm khoảng 90%-95% người bị tiểu đường trên toàn thế giới.

    Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đái tháo đường

    Một số người mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian dài mà không hề hay biết. Phát hiện bệnh sớm đóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm sự phát triển, đồng thời hạn chế các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.

    Dưới đây là những triệu chứng bệnh tiểu đường dễ nhận thấy nhất:

    1. Khát nước liên tục

    Khát nước liên tục là triệu chứng dễ dàng nhận biết ở người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, không nhiều người để ý đến dấu hiệu này.

    Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Các tế bào lúc này liên tục bị thiếu nước sẽ kích thích lên não bộ tạo cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường.

    2. Đi tiểu nhiều lần

    Theo các chuyên gia, nếu đi tiểu quá 7 lần/ngày thì rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Đây là lúc cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Điều này dẫn đến số lần đi tiểu tăng lên đáng kể.

    3. Cân nặng giảm đột ngột

    Đường khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng đái tháo đường khiến cho lượng đường trong cơ thể giảm đi dẫn đến sụt cân. Lúc này, đường không thể chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể thể buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ.

    Quá trình tổng hợp protein và mỡ cũng bị giảm đi do thiếu hụt insulin. Nếu nhận thấy cân nặng giảm sút đột ngột, bạn nên đi kiểm tra tổng quát ngay.

    4. Cơ thể mệt mỏi

    Mệt mỏi kéo dài thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Khi cơ thể thiếu hụt insulin, đường không thể đi vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Lượng đường tích trữ này trong cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên.

    5. Dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng

    Lượng đường trong máu tăng cao, hệ thống miễn dịch bị ức chế. Đồng thời khả năng đề kháng của cơ thể cũng bị giảm sút trầm trọng dễ dẫn đến nhiễm trùng và nhiễm nấm. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở nhiều bộ phận.

    6. Thị lực giảm

    Lượng đường trong máu tăng cao sẽ phá hủy đi các mao mạch ở đáy mắt. Dẫn tới một số bệnh như xuất huyết, phù nề, bong võng mạc,… Hãy cẩn thận với tình trạng giảm thị lực đột ngột. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

    Điều trị đái tháo đường với đông trùng hạ thảo như thế nào?

    Trong Đông y, Đông trùng hạ thảo có công dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong Đông trùng hạ thảo có chứa tới 17 loại axit amin cùng các hoạt chất quý hiếm khác. Loại nấm đặc biệt này có công dụng thúc đẩy sự chuyển hóa glucose một cách nhanh chóng. Ổn định lượng đường huyết trong máu và ngăn cản sự tăng vọt các chỉ số ở người bị bệnh đái tháo đường.

    Đông trùng hạ thảo đồng thời có khả năng ức chế mạnh mẽ nồng độ cholesterol và triglycerides. Chúng hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường rất tốt. Trong đó phải kể tới: đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy thận,… Ngoài ra, cân bằng lượng đường trong máu giúp làm giảm quá trình tăng bệnh.

    Người bệnh có thể sử dụng Đông trùng hạ thảo bằng nhiều cách khác nhau như dùng trực tiếp, pha trà, ngâm rượu, ngâm mật ong,… Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo. Đặc biệt là các sản phẩm kết hợp công nghệ nano, cho khả năng hỗ trợ điều trị nhanh chóng và chính xác gấp nhiều lần. Tiêu biểu có thể kể tới Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương.

    Trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị đái tháo đường với đông trùng hạ thảo. Lưu ý, nếu thấy cơ thể xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu nêu trên, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể.

    Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/benh-dai-thao-duong-la-gi-dieu-tri-voi-dong-trung-ha-thao/

    #thienduoc #nanodongtrunghathaothanhnhan #tieuduong #daithaoduong #tieuapvuong
Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)