Nguyen...
Thành viên

Tỷ lệ nhấp chuột CTR (Click Through Rate) dường như đã trở thành một trong những chỉ số xác định thành công của một chiến dịch trong lĩnh vực Digital Marketing. Vậy CTR là gì? Nó mang lại lợi ích gì? Làm thế nào để tăng CTR? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp dưới đây.

Tỷ lệ nhấp trung bình (CTR) là gì?

Tỷ lệ nhấp trung bình (CTR) là tỷ lệ người dùng nhấp vào kết quả trả về trên trang tìm kiếm của Google. Đây là một chỉ số quan trọng mà người làm SEO phải luôn theo dõi, đánh giá và tìm ra cách cải thiện.

Tại sao phải tăng tỉ lệ CTR để cải thiện SEO?

CTR được xem như một phần quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng trên máy tìm kiếm. Do xếp hạng trên công cụ tìm kiếm một phần dựa trên mức độ phổ biến của trang web và mức độ phổ biến được đo lường theo lượt xem trang. CTR càng cao, website có càng nhiều lưu lượng truy cập. Điều này có thể dẫn đến tăng giá trị cho một từ khóa leo top, đồng thời CTR cũng có thể sẽ giúp bạn tăng Sitelinks rất hiệu quả.

Cách làm tăng tỉ lệ nhấp chuột CTR nhanh nhất

Để có tỷ lệ nhấp trung bình tốt hơn, bạn có thể sử dụng các mẹo bên dưới để cải thiện CTR cho website của mình:

1. Viết tiêu đề gây tò mò, thu hút người đọc

Để người đọc quyết định nhấn vào trang để xem nội dung bên trong, tiêu đề chính là chìa khóa quan trọng. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ gây tò mò cho người dùng muốn nhấp vào đó để đọc nhiều hơn, ngay cả khi content thú vị và hữu ích, một tiêu đề không hấp dẫn sẽ mất nhiều lượt nhấp chuột.
Lưu ý tiêu đề tránh cố ý spam từ khóa sẽ làm cho người dùng cảm thấy đọc khó chịu, thiếu tự nhiên sẽ bỏ qua trang đó. Tiêu đề trang nên giới hạn ít hơn 60 ký tự để không bị cắt từ khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Nội dung phải liên quan đến tiêu đề đề cập tránh sao chép để không bị DMCA phạt.

2. Tối ưu thẻ URL

Không kém phần quan trọng chính là thẻ URL - yếu tố cần thiết nếu muốn tối ưu SEO. Độ dài và danh mục URL có tác động nhất định đến CTR. URL nên ngắn gọn, chứa từ khóa dài và từ khóa nên được đặt ở đầu. Đặc biệt URL cùng với tên miền thương hiệu doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, có thể cải thiện URL bằng cách sử dụng các danh mục và danh mục phụ trong cấu trúc liên kết. để cho khách hàng biết có nhiều hơn một bài cùng chủ đề họ quan tâm.

3. Viết mô tả hấp dẫn - “call to action”

Thẻ meta có chức năng viết mô tả thêm cho nội dung trong trang để giới thiệu với người truy cập những gì bài viết của bạn đem lại cho họ. Một đoạn mô tả chỉ có khoảng 155 – 160 ký tự. Cách tốt nhất để tối ưu mô tả là chỉ nên hiển thị từ khóa trọng tâm 1 lần và tốt nhất là đặt ở đầu tiên. Viết thẻ meta description như một cách chú thích thêm cho thẻ title. Bạn nên viết theo "Call to action" khi người dùng nhìn vào nó. Những cụm từ như: tham khảo ngay, đừng bỏ lỡ, đăng ký ngay, đăng ký dùng thử miễn phí,…

4. Sử dụng Google Rich Snippets

Đây là một công cụ đắc lực để tăng lượt click vào trên kết quả tìm kiếm mà nhiều chuyên gia SEO và Marketing đã lựa chọn. Khi viết bài Review sản phẩm thì không thể thiếu Rating Rich Snippets và Review Rich Snippets..v..v...

5. Hiển thị Breadcrumb trên Google Search

Breadcrumb (thanh điều hướng) có tác dụng cho người dùng biết nội dung mình đang xem thuộc phần nào trên trang. Chức năng này thông thường đều có trong các blog/website chuyên nghiệp và hiện nay Google có thể hiển thị nó ra ngoài kết quả tìm kiếm thay vì hiển thị một đoạn link thông thường. Đây cũng là một phần quan trọng khi tối ưu SEO Onpage.

6. Hiển thị Sitelinks

Sitelinks là những liên kết bổ sung vào kết quả chính của kết quả chính trên một số từ khóa nhất định. Nó giúp người dùng dễ dàng điều hướng nội dung hoặc gợi ý những nội dung liên quan. Sitelinks chỉ xuất hiện trên những blog/website có uy tín, nguồn đáng tin cậy. Nhiều người làm marketing muốn website của mình tăng CTR dùng nhiều cách hiển thị sitelinks.

7. Tối ưu đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) để lên vị trí top 0

Vị trí top 0 là kết quả hiển thị đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm. Và đôi khi kết quả duy nhất là người dùng nhấp vào xem. Do đó, cải thiện vị trí top 0 là cách lý tưởng để tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Để đạt được vị trí này, bạn cần tối ưu hóa đoạn trích nổi bật của mỗi bài viết trên trang web. Đây là thông tin cho phép người dùng nhận được câu trả lời nhanh chóng cho các tìm kiếm của họ.

Tỷ lệ CTR rất quan trọng trong bất kỳ chiến lược SEO nào, nó ảnh hưởng trên nhiều phương diện từ việc quyết định số lượng nhấp chuột vào trang web của bạn dẫn đến tác động đến doanh số bán hàng của bạn. Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn tăng CTR cho website của mình.

Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)