Zalo nay đã trở thành một ứng dụng phổ biến, quá đỗi thân thiết với người dân Việt Nam. Đây là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động đa nền tảng (di động/PC). Với ưu thế dễ tiếp cận, cài đặt cũng như sử dụng; quý doanh nghiệp hãy cùng VIMA tìm hiểu Zalo Marketing đang có tiềm năng lớn ra sao trong phát triển kinh doanh nhé!
1. Sự bành trướng tầm ảnh hưởng của Zalo
Zalo được phát triển và phát hành chính thức vào tháng 12 năm 2012 bởi công ty cổ phần VNG. Chỉ 3 tháng sau tức tháng 02/2013; Zalo lot top những ứng dụng di động sáng tạo nhất châu Á trên chuyên trang công nghệ uy tín Tech in Asia.
Quý 1/2021, Zalo công bố hiện có 64 triệu người dùng thường xuyên với 1,7 tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày.
Ước tính mỗi ngày có hơn 65% dân số Việt Nam đang sử dụng Zalo thường xuyên cho mục đích liên lạc, làm việc và học tập.
Zalo “vượt mặt” Facebook Messenger, trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam, thậm chí xét theo lượng người dùng trong độ tuổi lao động từ 30-60, nền tảng này cũng đã vượt mặt Youtube về lượng người dùng thường xuyên.
Với sức phát triển khủng khiếp như vậy, không khó để nhận ra bên cạnh những nền tảng đã quen mặt như Facebook, Youtube,… thì Zalo đã trở thành một đối trọng đáng cân nhắc cho doanh nghiệp lựa chọn khi muốn phát triển Marketing online.
2. Không còn chỉ là nền tảng liên lạc, Zalo Marketing thực sự là tương lai
Với tầm phủ sóng sâu rộng và lượng người dùng tiếp tục gia tăng như hiện tại, Zalo đang sở hữu tập khách hàng chất lượng, hoạt động thường xuyên trên Zalo, phù hợp với xu hướng mua sắm trực tuyến.
Dưới sự quản lý khá chặt chẽ từ chính sách số điện thoại cá nhân của Nhà nước, tài khoản Zalo liên kết với số điện thoại sẽ uy tín hơn – giúp hai bên trong giao dịch giảm bớt nghi ngại khi liên hệ. Đồng thời hạn chế đến tối thiểu số lượng tài khoản ảo.
Xét về cơ cấu độ tuổi, độ tuổi người dùng Zalo đa số là người đang trong độ tuổi lao động, có thu nhập để chi trả cho những nhu cầu mua sắm cá nhân. Về cơ cấu giới tính, tỉ lệ nam-nữ cũng không chênh nhau quá nhiều (45% ở nữ và 55% ở nam). Vậy nên dù là sản phẩm dành cho nam hoặc nữ thì doanh nghiệp vẫn có thể yên tâm phát triển kinh doanh trên nền tảng Zalo.
Do tính thân thiện của ứng dụng mà người dùng thường có tâm lý dễ tính hơn khi thấy sản phẩm xuất hiện, tăng tỉ lệ tương tác, tỉ lệ chuyển đổi thực tế. Đây cũng chính là tiền đề chính để các doanh nghiệp suy nghĩ nên lựa chọn Zalo để cùng đồng bộ Marketing thương hiệu với những nền tảng khác.
Ưu nhược điểm khi sử dụng Zalo Marketing trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Ưu điểm
- Tập khách hàng cực lớn, đa dạng về cơ cấu cũng như đội tuổi, có thể dễ dàng đánh đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp
- Áp dụng Marketing trên nên tảng phổ biến như Zalo không chỉ tăng hiệu quả kinh doanh trước mắt mà còn là bàn đạp tăng tính nhận diện thương hiệu lâu dài.
- Chi phí phát triển marketing trên Zalo hiện đang được ưu đãi lớn, lại giúp tăng lượng tương tác thật, giúp thu lợi hiệu quả.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra lợi ích to lớn của Zalo Marketing nên tính cạnh tranh thấp hơn, tham gia càng sớm càng giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn có lợi thế dẫn đầu thị trường.
Nhược điểm
Do hoạt động Marketing trên Zalo còn khá mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên doanh nghiệp dễ mắc phải các lỗi sau :
- Quảng cáo sai đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Lựa chọn chưa chuẩn hình thức quảng cáo.
- Giá BID chưa hợp lý nên khó cạnh tranh, chỉ số CTR (Click Through Rate) không cao.
- Không kiểm soát được ngân sách quảng cáo.
3. Vì sao nên sử dụng dịch vụ quảng cáo Zalo tại VIMA
Chất lượng nội dung hiển thị trên Zalo khá tốt, thân thiện với người dùng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng đi đến những quyết định chuyển đổi thông qua các mẫu quảng cáo hiển thị ngay cạnh các cuộc trò chuyện mới nhất.
Để thực hiện hiệu quả dịch vụ quảng cáo Zalo, mang lại hiệu quả kinh doanh thực tế cho doanh nghiệp, VIMA đem đến cho quý khách hàng gói dịch vụ quảng cáo chất lương:
- Cân đối giá BID quảng cáo, theo dõi chỉ số CTR.
- Tối ưu các hình ảnh và nội dung bài viết khi CTR thấp.
- Cân đối lại số click cho phù hợp với quảng cáo.
- Thiết lập chiến dịch, tối ưu quảng cáo.
- Rà soát số liệu thống kê để đề ra ngân sách phù hợp, thay đổi phương hướng thực hiện quảng cáo nếu cần thiết.