Vai trò của Branding marketing là gì?
Branding Marketing giúp khách hàng dễ nhận diện được thương hiệu thông qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… và định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Thường thấy nhiều nhất là ở những doanh nghiệp lớn kinh doanh đa sản phẩm. Tập trung phát triển Brand Marketing trên từng dòng sản phẩm cụ thể, và đồng thời bổ trợ sức mạnh cho Brand chính của thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chào mời sản phẩm mới đến với khách hàng dễ dàng hơn. Còn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ sẽ phát triển lồng ghép thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp cùng với nhau.
Nhìn chung, dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, mọi quyết định mua hàng của khách hàng không còn phụ thuộc vào sản phẩm là chủ yếu. Một thương hiệu đã tạo được cho người tiêu dùng sự tin tưởng, yêu thích trong một phân khúc bất kỳ sẽ mang yếu tố quyết định việc họ nên hay không nên sử dụng sản phẩm / dịch vụ với mức giá đó hay không.
Xem thêm: Xây dựng Branding Marketing
Các Modules chính trong Brand Marketing
1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu (Target Consumers Understanding)
Insight là sự thật ngầm hiểu, ẩn giấu sâu bên trong suy nghĩ của khách hàng
Bạn sẽ chẳng thể thực hiện một công việc nào hiệu quả nếu như bạn không hiểu biết về mục tiêu mà công việc mình đang nhắm đến là gì. Trong Branding Marketing cũng vậy, nhận diện đúng và thấu hiểu nhu cầu hiện tai của họ là điều quan, bắt buộc mọi doanh nghiệp phải làm ngay từ khi bắt đầu. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được đâu là công việc phù hợp, cần làm, mang lại hiệu quả tốt nhưng không tốn quá nhiều chi phí.
3 Yếu tố chính, người làm Marketing phải hiểu và nắm vững khi triển khai hoạt động này gồm:
Thấu hiểu người tiêu dùng mục tiêu: Bên cạnh phác họa chân dung khách hàng theo nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, nơi sống, nghề nghiệp,…), thấu hiểu cả lối sống, thói quen sử dụng ngành hàng, tiếp cận truyền thông, rào cản sử dụng sản phẩm,… cũng là điều cần thiết.
Phân khúc thị trường: Phân chia đối tượng khách hàng tiềm năng theo nhiều phân khúc chuyên biệt, rõ ràng, có giá trị nhất đối với thương hiệu theo 5 tiêu chí (nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý) sẽ hỗ trợ các chiến dịch xúc tiến sau đó tăng tỉ lệ thành công, khả năng chuyển đổi thành doanh thu hơn.
Khám phá Insight: Insight nghĩa là sự thật thầm kín, ẩn giấu sâu bên trong suy nghĩ của khách hàng. Tìm và chạm được vào insight khách hàng, bạn điều hướng hành động của họ theo cách mà doanh nghiệp mong muốn.
2. Lập chiến lược Brand Marketing (Brand Strategy Planning)
Lập chiến lược là việc xác định cách thức thực hiện hoạt động làm sao để định vị thành công thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, khiến họ luôn hơn đến khi nảy sinh như cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến thương hiệu của bạn. Một chiến lược tốt phải được phân tích kỹ càng những yếu tố liên quan đến SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)
>> Xem thêm: Local brand
3. Thực hiện Brand Marketing (Brand Marketing Implementation)
Giai đoạn triển khai gồm có 4 hoạt động chính
Phần tiếp theo trả lời cho câu hỏi “Brand Marketing là làm gì” đó là Brand Marketing Implementation. Sau khi xác định các vấn đề trọng tâm và hoạch định chiến lược cùng mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn triển khai thông qua 3 hoạt động chính
Kích hoạt thương hiệu: Kích hoạt thương hiệu là hoạt động mang đến những trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng, để họ có được những cảm nhận rõ nét về thông điệp của thương hiệu. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thông và kích hoạt sẽ tạo ra chiến dịch thương hiệu toàn diện, tối ưu ngân sách và khả năng chuyển đổi của khách hàng.
Tiếp thị số: Là sự hòa huyện giữ truyền thông và kích hoạt thương hiệu được tiến hành thông qua nền tảng kỹ thuật số (tiếp thị di động, khuyến mãi, trải nghiệm thực tế ảo…). Xây dựng chiến lược Marketing kỹ thuật số bài bản, phù hợp, bạn vừa có thể đo lường hiệu quả hoạt động, vừa dễ điều chỉnh trong thời gian thực real-time.
4. Các bộ phận hỗ trợ (Marketing Support)
Marketing không thể đơn thân độc mã, tự mình thành công. Sản phẩm cần phải bao phủ rộng nhiều kênh, nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thị trường, đồng thời phải nhận được sự ủng hộ từ phía nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng. Do đó, Branding Marketing luôn cần sự hỗ trợ từ các bộ phận Trade Marketing và bộ phận Sale.
5. Đo lường và tối ưu hiệu quả (Effectiveness Tracking & Optimizing)
Nên quan tâm tới một vài chỉ số đo lường để biết nguyên nhân của vấn đề ở đâu, cần xử lý như thế nào?
Branding Marketing sẽ chẳng thể nào tối ưu được chi phí và hiệu quả nếu như không có các hoạt động đo lường, đánh giá. Bên cạnh đó, việc đo lường hiệu quả không chỉ nằm ở doanh số, mà bạn còn nên quan tâm tới một vài chỉ số đo lường khác để biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xảy ra ở đâu, cần xử lý như thế nào.
Tổng kết:
Nội dung trên đã có nêu được cái vai trò của Branding và các Modules trong tiếp thị thương hiệu bạn có thể kết họp các kênh Social Media Marketing, Digital Marketing,...để kết hợp thúc đẩy thương hiệu của bạn