X

Thoái hóa khớp gối là gì? Các triệu chứng thoái hóa khớp gối cần biết

P
Bùi Kim Phụng
Thành viên
07/03/2022
# 1

Thoái hóa khớp gối là gì ?

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ và giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Khi gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối là gì? Các triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay dưới đây nhé!

Cấu tạo và vai trò của khớp gối

Khớp gối là một bộ phận quan trọng của cơ thể và là bộ phận phải chịu nhiều tổn thương nhất. Khớp gối được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản, cụ thể như sau: 

  • Cấu trúc xương: Xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm chày

  • Lớp sụn bao bọc đầu xương: có vai trò giảm ma sát trong quá trình vận động.

  • Cấu trúc phần mềm: dây chằng, gân, cơ có vai trò cố định các khớp xương ở vùng gối, hỗ trợ các hoạt động co duỗi, đi lại của cơ thể thuận lợi, linh hoạt.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối. Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao lớp chưa bị ảnh hưởng nhiều thì các tổn thương thoái hóa chưa lớn. Sau dần khi khớp gối đã bị tổn thương, dịch khớp kém, độ ma sát các đầu khớp tăng lên, mặt sụn hao mòn dẫn đến khả năng vận động khớp gối khó khăn và đau nhức.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối là gì ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay như Thoái hóa nguyên phát, Thoái hóa thứ phát.

Thoái hóa nguyên phát 

Thóa hóa nguyên phát chính là các yếu tố phát sinh từ bên trong cơ thể người bệnh như: 

  • Quá trình thoái hóa khớp gối ở người già: tuổi cao, sức khỏe sẽ dần kém đi, mật độ xương giảm, các tế bào xương sụn dần mất đi chức năng tổng hợp. Từ đó, khả năng chịu lực và tính đàn hồi của khớp gối giảm, không còn khả năng sản sinh và tái tạo sụn mới.

  • Di truyền: Khả năng tổng hợp proteoglycan và hàm lượng collagen trong sun có tính di truyền. Vì vậy, quá trình thoái hóa xương khớp sớm có thể được di truyền. 

  • Quá trình chuyển hóa và yếu tố nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối sớm. 

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa thứ phát

Thoái hóa thức phát là những nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài môi trường đến cơ thể như: 

  • Do chấn thương: Các va chạm khiến khớp gối bị viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch, gãy xương, rách dây chằng,…không được xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

  • Tăng cân, béo phì: những người thuộc diện béo phì  có nguy cơ thoái hóa cao gấp 6 lần người thường. Bởi, khớp gối phải chịu áp lực, trọng lượng lớn của cơ thể trong thời gian dài.

  • Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không khoa học có thể dẫn đến tình trạng lão hóa sớm. Đặc biệt thiếu các chất canxi, vitamin D,…

  • Các bệnh xương khớp liên quan: Tổn thương khớp gối có thể tạo nên từ các bệnh lý khác như: gout, viêm khớp dạng thấp,…làm hư hại sụn khớp.

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối? Thoái hóa khớp gối tiến triển bệnh được chia thành 4 giai đoạn, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Nhận biết biết bệnh lý sớm để có thể ngăn chặn sự phát triển bệnh là điều rất cần thiết. Sau đây là một số triệu chứng của thoái hóa khớp gối thường gặp:

Đau nhức khớp gối

Tất cả các bệnh lý liên quan đến khớp đều có dấu hiệu đầu tiên là những cơn đau nhức, đau mỏi. Tùy theo giai đoạn mang bệnh nhân có những mức độ đau khác nhau. Ở giai đoạn đầu, cơn đau đứt quãng và có thể chịu đựng được. Nhưng ở giai đoạn cuối thì cơn đau thoái hoá khớp gối rất dữ dội, vận động đối với người bệnh là cực hình. 

Một số triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối

Vị trí đau của thoái hóa khớp gối sẽ là những vùng trước và trong đầu gối. Bên cạnh đó, cảm giác đau còn xảy ra nhiều khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang,….và đau nhiều hơn về đêm.

Cứng khớp khi ngủ dậy

Cứng khớp là hệ quả của bộ phận khớp xương đầu gối không còn lớp sụn bôi trơn. Đây là triệu chứng phổ biến lên đến 90% người bệnh phải đối mặt. Đặc biệt, cứng khớp còn xuất hiện nhiều đối với bệnh nhân thoái hóa giai đoạn 4. 

Khả năng vận động hạn chế 

Khi khớp gối bị thoái hóa việc vận động của cơ thể sẽ gặp nhiều cản trở và khó khăn, thậm chí có thể mất thăng bằng, dễ té ngã. Giai đoạn bệnh càng về sau càng gặp nhiều hạn chế.

Khớp gối phát ra tiếng

Người bị thoái hóa khớp khi di chuyển thường sẽ phát ra những âm thanh lụp cụp, và khá đau. Những âm thanh phát ra do dịch khớp khô, không thực hiện được nhiệm vụ bôi trơn, hai đầu khớp hoạt đọng sẽ cọ sát và va chạm vào nhau. 

Sưng đỏ khớp gối

Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: ửng đỏ, sưng đỏ, tê ràn có thể cản nhận được rõ ràng. Nguyên nhan gay ra triệu chứng ngày có thể là tràn dịch khớp gối, rất nguy hiểm. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để hút dịch ra ngoài, tránh lan sang các bộ phận khác gây nhiễm trùng.

Khớp gối biến dạng

Triệu chứng nặng nề nhất nhất của bệnh thoái hóa khớp gối chính là biến dạng khớp gối. Khi bệnh thoái hóa quá nặng nề hay thoái hóa lâu năm không chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ để lại những biến chứng đáng tiếc. 

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Khớp gối có mối liên hệ với nhiều xương khớp khác, vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và gây nên nhiều biến chứng như: 

  • Biến dạng khớp gối khiến đi đứng khó khăn.

  • Mất cảm giác, tê yếu chân, các hoạt động liên quan đến khớp gối đều bị hạn chế. Khi bệnh trở nặng có thể khiến người bệnh không co duỗi chân được theo ý muốn, đứng không vững, mất cảm giác chân.

  • Khi các mô cơ quanh gối bị tổn thương, máu không thể bơm được chất dinh dưỡng đến các bộ phận đó, khiến cơ teo rút, liệt.

Do đó khi phát hiện hoặc có những dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh không được chủ quan mà phải đi thăm khám để được chữa trị kịp thời.

Cách phòng tránh khớp bị thoái hóa

Thóa hóa xương khớp ở tuổi già là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa từ sớm để làm chậm quá trình tổn hại sụn khớp. Sau đây là một số cách phòng tránh khớp bị thoái hóa từ chuyên gia: 

  • Duy trì thể trạng cơ thể tốt, cân nặng hợp lý từ khi còn trẻ

  • Hạn chế ngồi xổm, mang vác quá nặng và thay đổi tư thế đột ngột. Đây là nguyên nhân chính thường thấy nhất hiện nay. Do đó mọi người cần để ý và cải thiện những thói quen xấu này

  • Tránh các tư thế làm việc và sinh hoạt không phù hợp.

  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Nên ăn các thức ăn chứa nhiều đạm, canxi bổ sung cho xương một cách khỏe mạnh, đều đặn và đầy đủ.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, để phát hiện các bệnh lý kịp thời. Căn bệnh khớp thoái hóa sẽ diễn ra trong một thời gian rất dài. Do đó đừng chủ quan mà hãy đi khám khi gặp vấn đề trong cơ thể.

Vì sao mùa mưa, lạnh là “mùa cao điểm” của bệnh khớp?

Theo lý giải của các chuyên gia, khi nhiệt độ môi trường hạ xuống cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng khiến máu lưu thông kém hơn, đồng thời lượng dịch khớp lưu thông cũng giảm. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, khi sụn khớp đã bị tổn thương kèm theo dịch khớp giảm đi sẽ làm cho sự ma sát giữa các đầu xương mạnh hơn, kéo theo những cơn đau nhiều hơn. 

Mặt khác, mùa mưa lạnh áp suất khí quyển giảm, độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra chèn ép lên dây thần kinh bao quanh. Các bệnh nhân thoái hóa khớp sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội hơn khi vận động.

Những lưu ý để phòng ngừa đau xương khớp mùa lạnh

Để phòng ngừa được các cơn đau xương khớp vào mùa lạnh, mọi người cần lưu ý tới các yếu tố cụ thể dưới đây: 

Giữ cơ thể luôn ấm 

Lạnh và ẩm ướt là yếu tố làm tăng những cơn đau xương khớp. Do đó, vào mùa lạnh, người bệnh cần giữ cơ thể luôn ấm áp, hạn chế tiếp xúc nước hay mưa lạnh. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức hay tê cứng, hãy làm ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu nóng hoặc chườm nóng để cơ bắp được giãn ra.

Duy trì vận động, tập luyện nhẹ nhàng 

Khi đau nhức xương khớp không nên nằm hay ngồi một chỗ. Như vậy sẽ khiến khớp trở nên cứng, sụn khớp và xương khớp không được nuôi dưỡng sẽ đau nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng cần tránh những vận động mạnh như tập luyện thể dục thể thao cường độ cao, tần suất cao. Hãy tập luyện , vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt nhất, tạo điều kiện nuôi dưỡng sụn khớp tốt nhất.

Dừng sử dụng thuốc giảm đau nhanh

Giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời không có tác dụng chữa trị hay phục hồi. Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe như: viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Nghiêm trọng hơn cả, sử dụng thuốc giảm đau nhiều sẽ làm mờ triệu chứng bệnh, bệnh tình diễn biến âm thầm theo chiều hướng xấu mà người bệnh không thể nắm bắt được.

Lối sống lành mạnh

Chăm sóc và bảo vệ xương khớp đúng cách sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc đối phó với các vấn đề đau khớp mùa lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh hãy bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất tốt cần thiết cho xương khớp. Ví dụ như: rau củ, thực phẩm chức nhiều canxi, vitamin D, omega-3,…Tránh dung nạp nhiều muối và đạm để hạn chế tình trạng sưng viêm.