Việc xác định thị trường mục tiêu (Target Market) là cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh. Bởi vì không ai có thể sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ có khả năng thu hút tất cả mọi người. Vậy Target Market hay thị trường mục tiêu là gì? Cùng bài viết tìm hiểu ngay nhé!
Target Market là gì?
Thị trường mục tiêu (Target Market) là phần thị trường bao gồm tất cả các nhóm khách hàng hoặc tổ chức có nhiều khả năng sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Doanh nghiệp sẽ có động lực thúc đẩy các sáng kiến tiếp thị theo mong muốn của khách hàng tiềm năng. Điều này có thể thu hút họ và thỏa mãn nhu cầu trở thành người tiêu dùng đáng tin cậy và tận tâm. Một kế hoạch marketing ưu tiên khách hàng tiềm năng hiệu quả và tiết kiệm hơn đáng kể so với một chiến lược chung cho tất cả mọi người. Kinh doanh online hay offline doanh nhà kinh doanh cũng nên xác định được nhóm khách hàng hướng tới.
Tầm quan trọng của việc xác định target market là gì?
Thị trường mục tiêu (Target market) rất quan trọng vì nó là một phần của chiến lược tiếp thị toàn diện. Nó ảnh hưởng đến quảng cáo, cũng như trải nghiệm khách hàng, thương hiệu và hoạt động kinh doanh. Khi công ty của bạn tập trung vào phân khúc thị trường mục tiêu, bạn có thể làm như sau:
Target Market giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm
Thay vì lãng phí thời gian và tiền bạc vào tệp khách hàng chung chung không rõ ràng, ta có thể dành toàn bộ khả năng của mình vào target market. Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Một khi Target Market được xác định cụ thể, chi tiết, bạn có thể nhận định được những nhu cầu cụ thể và tương lai của khách . Từ đó phát triển sản phẩm của mình theo hướng đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.
Target market giúp đáp ứng kỳ vọng chính xác và dễ dàng hơn
Doanh nghiệp có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và đạt được kết quả khả thi khi Target đúng. Các giao dịch sẽ mang về rất nhiều lợi nhuận từ việc này.
- Trước tiên, hãy cố gắng hết sức để ngăn chặn sự kỳ vọng quá lớn của khách hàng đối với sản phẩm.
- Thứ hai, công ty cũng có một lượng khách hàng trung thành. Đối với các tập đoàn, đây là một mục tiêu quan trọng.
Target Market giúp hoạt động marketing diễn ra tốt hơn
Quảng cáo được thực hiện đơn giản hơn đáng kể bởi thực tế là các tổ chức có hiểu biết vững chắc về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của họ. Khám phá các đặc điểm của thị trường mục tiêu, tức là hiểu được hành vi của người tiêu dùng:
- Bạn có hiểu những gì họ đang tìm kiếm?
- Họ là loại người tiêu dùng nào?
- Họ đang quan tâm đến điều gì?
Điều gì, quan trọng hơn, là động lực chính đằng sau sự lựa chọn mua hàng của họ?
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thông điệp quảng cáo phù hợp và để lại tác động đến thị trường bằng cách sử dụng kết quả tìm kiếm và nghiên cứu. Thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Nó sẽ quyết định công ty thành công hay thất bại.
Cải tiến sản phẩm và dịch vụ
Biết khách hàng thân thiết hơn cũng giúp bạn nhìn sản phẩm và dịch vụ của mình theo cách mới. Khi bạn hiểu sâu sắc về đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể đặt mình vào vị trí của họ và xem cách bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình. Bạn có thể xem mình có thể thêm những tính năng nào để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Cách xác định Target Market là gì?
Để xây dựng một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp, trước tiên bạn phải xác định được khách hàng lý tưởng doanh nghiệp đang hướng tới và điều chỉnh chiến lược marketing trực tiếp hay digital marketing cho phù hợp.
Bước 1: Xem xét danh sách khách hàng hiện tại
- Khách hàng hiện có bao gồm những thành phần nào? Và tại sao họ lại chọn mua sản phầm của bạn?
- Hãy tìm kiếm những đặc điểm và mối quan tâm chung giữa những vị khách ấy và xét xem thành phần nào mang lại nhiều lợi ích kinh doanh nhất?
Từ đó, bạn dễ dàng định được thêm nhiều mục tiêu khác tương tự họ, cũng có thể hưởng lợi từ sản phẩm/ dịch vụ do bạn cung cấp.
Bước 2: Phân tích tình hình của các đối thủ cạnh tranh
- Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, tiềm năng
- Khách hàng của họ là những ai?
- Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn thị trường ngách – nơi mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ sót.
Bước 3: Phân tích sản phẩm của doanh nghiệp
- Tính năng của sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh.
- Lợi ích độc đáo mà chúng mang lại cho khách hàng.
Từ đó, tiến hành mô tả, phác họa chân dung khách hàng có những nhu cầu mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng.
Bước 4: Chọn nhân khẩu học cụ thể để hướng tới
Dưới đây là danh sách các yếu tố nhân khẩu học cần lưu ý:
Bước 5: Xem xét tâm lý học của khách hàng mục tiêu
Tâm lý học là đặc điểm cá nhân hơn của một người, bao gồm:
Từ đó, xác định xem các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp như thế nào với lối sống của khách hàng mục tiêu.
Bước 6: Đánh giá lại các quyết định
Để đánh giá quyết định của bản thân về Target Market, bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:
- Có đủ số lượng khách hàng phù hợp những tiêu chí trên.
- Khách hàng có thật sự cần đến sản phẩm/dịch vụ.
- Cách khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, họ bị ảnh hưởng bởi truyền thông của doanh nghiệp như thế nào?
- Nhóm khách hàng mục tiêu có khả năng tài chính để mua sản phẩm/dịch vụ
Ngoài ra, khi lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market), bạn có thể lựa chọn nhiều phân khúc thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cách tiếp cận truyền thông giữa các phân khác khác nhau của doanh nghiệp.
Lựa chọn Target Market luôn là một trong những bước quan trọng hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn thành công trong kinh doanh. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc lựa chọn Target Market đúng đắn có thể giúp cho doanh nghiệp cân bằng hiệu quả cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.