Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của mọi người ngày càng cao. Đối với sinh viên, những người sẽ tiếp cận trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì một trong những biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Trong bài viết này này, một số ứng dụng rất mạnh của Google giúp cho mọi hoạt động trong lớp được diễn ra một cách nhanh nhất và hiệu quả.
1. Google Classroom
GG Classroom là một nền tảng dạy học trực tuyến thuộc hệ sinh thái của Google, được tích hợp với nhiều ứng dụng như Google Drive, Google Docs, Google Slides,… Nhờ đó rất dễ sử dụng, bên cạnh đó, ứng dụng còn hỗ trợ thêm các công cụ chuyên dùng cho giáo dục như giao bài kiểm tra, bài tập về nhà, hỗ trợ thiết kế bài giảng,…
Điểm nổi bật:
- Tạo lớp học và thêm thành viên tham gia lớp học.
- Giáo viên và học sinh giao và nộp bài trực tiếp trên ứng dụng.
- Nhắc nhở những sự kiện quan trọng cho các thành viên thông qua ghi chú trên lịch.
- Tải file cần thiết lên ứng dụng dễ dàng.
2. Google Meet
Google Meet là ứng dụng, phần mềm giúp người dùng có thể dễ dàng tạo buổi học hay họp trực tuyến không giới hạn, cho phép số lượng tham gia lên đến 250 người. Với GG Meet, thầy cô hay người dùng có thể thoải mái chia sẻ màn hình, ghi hình video bài giảng, cuộc họp và lưu trữ trên Google Drive.
- Chi phí thấp: Bạn có thể sử dụng bản miễn phí hoặc trả phí để sử dụng các tính năng nâng cao hơn như ghi hình buổi học, quản lý lớp học, khử tiếng ồn thông minh,…
- Cài đặt dễ dàng: Bạn có thể sử dụng Google meet trên trang web hoặc trên ứng dụng của thiết bị di động. Sau đó đăng nhập bằng tài khoản gmail và sử dụng dễ dàng.
- Hỗ trợ việc giảng dạy và học tập: Ứng dụng cho phép chia sẻ màn hình, giơ tay phát biểu, ghi lại buổi học và nội dung tin nhắn cả lớp trao đổi với nhau,…
- Cuộc họp không giới hạn, số lượng tham gia lên đến 250 người.
- Chất lượng video cao, độ trễ thấp.
- Tính năng bảo mật dữ liệu an toàn.
- Chia sẻ màn hình, tài liệu, trang trình bày nhanh chóng.
3. Google Forms
Google Forms là một phần mềm giúp người dùng hay thầy cô làm các bài khảo sát, đánh giá nhanh chóng. Công cụ này cho phép bạn thu thập thông tin từ người dùng và theo dõi đáp án, câu trả lời dễ dàng bằng cách kết nối với Google Sheets.
- Dễ dàng tạo các cuộc khảo sát, đánh giá nhanh chóng
- Xem kết quả, đáp án
- Giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng một cách thuận tiện, chuyên nghiệp.
4. Google Drive
Google Drive (lưu trữ trực tuyến và chia sẻ dữ liệu): Đây là phần mềm vô cùng tiện ích cho người dung đặc biệt là trong giảng dạy. Với dung lượng sao lưu lớn, cho phép chia sẻ, chỉnh sửa,.. online rất dễ cho người sử dụng.
- Đối với giáo viên:
- Sử dụng goolge drive vào lưu trữ và câp nhật tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.
- Tạo bảng khảo sát chất lượng học sinh, mức độ hài long/ không hài long, mong muốn từ môn học và phương pháp học tập, v.v
- Tạo nhóm lớp, theo dõi quỹ lớp, cập nhật điểm số.
- Chia sẻ bài giảng sau giờ học, giao bài tập về nhà, chấm điểm, chỉnh sửa bài làm học sinh.
- Tạo word/excel online phục vụ cho việc học và dạy: thông báo, lịch học, học bù, …
- Đối với học sinh
- Tạo nhóm, làm bài project/ presentation nhóm (gv theo dõi tiến trình) à Chỉnh sửa, bình luận trực tiếp.
- Nhận thông báo, bài tập về nhà. Nộp bài online
- Cập nhật điểm số, bài giảng giáo viên.
5. Google Calendar
Google Calendar (Lịch): Google Calendar là ứng dụng lịch làm việc trực tuyến miễn phí của Google giúp bạn sắp xếp và quản lý công việc, lịch hẹn nhanh chóng và dễ dàng. Google Calendar đặc biệt hiệu quả khi làm việc nhóm.
Những chức năng này hoàn toàn miễn phí và có thể truy cập qua các thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại thông minh. Trong các văn phòng, nếu sử dụng chức năng này một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu thời gian thông báo lịch cũng như lên lịch làm việc, lịch họp một cách hiệu quả.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã tìm được ứng dụng học tập online phù hợp và giáo viên tìm được công cụ hỗ trợ dạy học. Học online sẽ rất khó khăn để người học có thể tập trung và tiếp thu bài học tốt, vì vậy bạn hãy chú ý lựa chọn hay kết hợp những nền tảng có độ tương tác cao để giúp lớp học thú vị hơn nhé!