Lockdown là gì? Lockdown toàn thành phố là gì? Lockdown thành phố là sự phong tỏa hoặc đóng cửa một khu vực nào đó trong khoản thời gian nhất định.
Lockdown là gì?
Trong tiếng Anh, lockdown có nghĩa là sự phong tỏa hoặc đóng cửa một khu vực nào đó.
Lockdown là một kế hoạch hành động được ưu tiên áp dụng khi có mối đe dọa sắp xảy ra đối với sức khỏe, tính mạng và nguy cơ gây thương tích cho con người nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho mọi người và tổ chức.
Tình trạng khẩn cấp là gì?
1. Chính phủ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hệ thống y tế, nhà khoa học, nhà chuyên môn, doanh nghiệp và người dân cùng chung sức đồng lòng, liên kết thành 1 khối, thực hiện nghiêm túc các phương pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế đi lại khi không cần thiết, tránh ra các khu vực hội tụ “3 yếu tố”, v.v… tự bản thân phòng tránh nhiễm bệnh, cũng như không lây lan bệnh ra cộng đồng.
2. Khác với việc “Cách ly cộng đồng” (LOCKDOWN), “Tình trạng khẩn cấp” không mang ý nghĩa cực đoan như yêu cầu dừng hoạt động đối với các phương tiện công cộng, áp dụng hình phạt khi đi khỏi nhà… như tại một số quốc gia khác.
3. Bình tĩnh, yêu cầu tránh các hành động như mua quá nhu cầu, đầu cơ, v.v… đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm, quần áo…
Lockdown có nghĩa là gì trong phòng dịch?
Trong phòng dịch, lockdown là lệnh đóng cửa hoặc lệnh phong tỏa của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế áp dụng với một khu vực nào đó trong nước hoặc cả đất nước nhằm ngăn dịch bệnh lây lan rộng hơn. Thông thường lệnh phong tỏa được áp dụng với các khu vực thường xuyên có đông người tụ tập như công viên, trung tâm thương mại, quán cà phê, rạp chiếu phim, các hàng quán, quán bar, quán ăn,…
Khi có lệnh lockdown, người dân tại khu vực bị phong tỏa cần bình tĩnh, thực hiện nghiêm túc theo các hướng dẫn, chỉ thị của Chính phủ, tổ chức Y tế. Người dân cần nắm rõ thông tin, chỉ thị của các cơ quan có thẩm quyền, không hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng tránh gây ảnh hưởng xấu cho dư luận và cho những người khác.
Lockdown là một phương án hành động được ưu tiên để giải quyết nhằm ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra để đảm bảo an toàn và an ninh cho mọi người và tổ chức. Lock down khẩn cấp sẽ được thực hiện khi có mối đe dọa sắp xảy ra đối với sức khỏe, tính mạng và nguy cơ gây thương tích cho người dân. Khi có lệnh lockdown, người dân tại khu vực bị phong tỏa cần bình tĩnh, thực hiện nghiêm túc theo các Chỉ thị của Chính phủ và làm đúng theo hướng dẫn của Chính phủ, tổ chức Y tế, tránh gây hoang mang dư luận và cho những người khác.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu ý nghĩa của từ lockdown trong phòng chống dịch. Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, mỗi người dân hãy nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn, chỉ thị của các cơ quan có thẩm quyền để góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
“Lock down toàn thành phố HCM” là thông tin thất thiệt - Không có thật
Sáng 20/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin tình hình dịch bệnh và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch giai đoạn tới.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM Phạm Đức Hải và Phó giám đốc Sở Thông tin truyền thông TPHCM Từ Lương chủ trì.
Theo thông báo từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM, dù đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống dịch, đạt được một số kết quả nhất định nhưng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.
TPHCM đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong thời gian giãn cách toàn TPHCM theo chỉ thị 16 nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng cao. Điều đáng nói, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (không tính khu cách ly, phong tỏa) có xu hướng tăng cao những ngày qua.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, để tiếp tục thực hiện có hiệu qua nghị quyết 86 của Chính phủ, chỉ thị 12 của Ban thường vụ Thành ủy và Kế hoạch 2715 của UBND TPHCM, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng chống dịch với các phương châm: “Mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch”.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê, TPHCM đưa ra 5 giải pháp nhằm tập trung hơn, đẩy mạnh hơn công tác phòng chống dịch trong thời gian thành phố thực hiện các văn bản, chỉ thị của trung ương, thành phố tập trung hơn chống dịch.