Thương hiệu cá nhân là gì?
Hiện nay chưa quy định cụ thể thế nào là thương hiệu cá nhân tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng thương hiệu cá nhân là những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa cái này với cái kia. Đó là màu sắc, hình ảnh và từ ngữ tất cả kết hợp với nhau tạo ra một thương hiệu riêng và dễ dàng phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Và để bảo vệ thương hiệu cá nhân thì cá nhân đó cần phải đi đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân.
Vì sao phải đăng ký thương hiệu cá nhân?
Đăng ký thương hiệu cá nhân là một việc làm cần thiết bởi vì suất phát từ nhiều nguyên nhân như là:
- Việc hay là đăng ký nhãn hiệu cá nhân là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu đó, nhằm bảo hộ độc quyền đối với thương hiệu đó.
- Đây là một việc làm cần thiết để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Đặc biệt là trong thời điểm có quá nhiều cơ sở kinh doanh mọc lên, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi thương hiệu của bạn không được bảo hộ thì khi gặp những vấn đề về ăn cắp thương hiệu thì sẽ không được bảo vệ. Và bạn sẽ không có bằng chứng chứng minh rằng thương hiệu đó là của mình đã bị doanh nghiệp khác ăn cắp...
- Khi thực hiện thì sẽ hạn chế được tình trạng ăn cắp, đạo nhái của các cơ sở kinh doanh khác.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân bao gồm các tài liệu như sau:
1. Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân
2. Mẫu nhãn hiệu
3. Mô tả mẫu nhãn hiệu
4. Thông tin chủ đơn đăng ký: chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về chủ đơn, địa chỉ của chủ đơn. Chủ đơn là cá nhân thì cung cấp tên, địa chỉ chủ đơn theo chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng
5. Thông tin tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nếu nộp thông qua đại diện
6. Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký
7. Chứng từ, lệ phí.
8. giấy ủy quyền cho việc đăng lý logo cá nhân.
Tùy trường hợp đăng ký sẽ có thêm các loại giấy tờ khác có liên quan.
Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân
Để thực hiện cá nhân thì cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp hồ sơ
Đây là một trong những việc làm cân thiết nhằm chắc chắn rằng thương hiệu mà cá nhân chuẩn bị đăng ký không bị trùng với thương hiệu cá nhân khác. Hoặc cá nhân đã nộp trước đó. Để tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký cá nhân tại cục sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân.
Quy định về quyền đăng ký thương hiệu cá nhân
Quyền đăng ký thương hiệu cá nhân.
Căn cứ pháp lý: Điều 87 luật sở hữu trí tuệ 2019
Điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp
- Tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập một cách hợp pháp thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý của hàng hóa, dịch vụ , tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hàng sản xuất kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phỉa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu với những điều kiện sau:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó thì không được gây nhầm lẫn cho người tiêu dung về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4, và 5 điều này, kể cả những người đã nộp đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức và cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức cá nhân phải đáp ứng các điều kiện với người có quyền đăng ký tương ứng
- Còn đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì người địa diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu không được sự đổng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu,trừ trường hợp có lý do chính đáng
Cá nhân dưới 18 tuổi có quyền đăng ký thương hiệu cá nhân hay không?
Căn cứ pháp lý: Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 và các điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 18 Luật doanh nghiệp 2020
- Theo BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện và người dưới 18 tuổi không có thể tự mình thực hiện giao dịch
- Thứ hai là cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phải đối việc đăng ký đó.
- Căn cứ thứ 3 đó là người chưa thành niên thì không được quyền thành lập và quản lý góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy có thể kết luận rằng cá nhân khi chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó theo điều 136 BLDS 2015 quy định.
Vihabrand là . Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho cá nhân cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND
ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ