X

Brief là gì? Bật mí bí quyết để tạo Brief chất lượng

T
Nguyễn Hồng Tú Nguyên
Thành viên
30/06/2022
# 1

Brief đang là vũ khí chủ lực của mỗi doanh nghiệp mỗi khi triển khai một chiến dịch Marketing. Brief giúp tính toán hiệu suất và đo lường kết quả tốt nhất hiện nay. Đặc biệt trong các dự án content, Brief quyết định trên 50% sự thành công. Nếu bạn đang tìm hiểu về Brief là gì? Làm thế nào để có được một Brief chất lượng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.

Brief là gì?

Brief hiểu đơn giản là một bảng tóm tắt yêu cầu, công việc mà bạn thực hiện để gửi cho người khác hoặc để lưu trữ thành tài liệu cơ sở. Đối với các công ty Agency, Brief thường được hiểu là bản tóm tắt yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của họ.Tùy vào mục đích và mục tiêu của kế hoạch, những thông tin trong brief sẽ có sự thay đổi. Ngắn hơn hay dài hơn, chi tiết hơn hay chỉ có vài đầu mục cơ bản điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp.

Những loại Brief phổ biến

Thực hiện Brief không hề dễ dàng và cần có kỹ thuật, kinh nghiệm. Hiện nay Brief được chia làm 2 loại chính:

Creative Brief

Creative Brief là bản tóm tắt do Account đảm nhận nhận viết cho Creative team và được lưu hành trong nội bộ của Agency. Ở các công ty Agency, thường sẽ là bản tóm tắt các yêu cầu của Account đến các bộ phận liên quan, chủ yếu sẽ là Team Creative.
Mục đích của Creative Brief chính là giúp Account biến đổi yêu cầu của khách hàng thành những yêu cầu để đội Creative có thể thực hiện được hiệu quả nhất. Nội dung chính của một bản Creative thường bao gồm các phần:

  1. Job Description: Mô tả mục tiêu, các công việc, nhiệm vụ cần thực hiện.
  2. Target Audience: Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  3. Single – Minded – Proposition (SMP): Thông tin về đặc điểm sản phẩm, các điểm khác biệt, ưu điểm, lợi ích,…
  4. Key Response: Mục tiêu mong muốn mà doanh nghiệp khách hàng của Agency cần đạt được. Mục tiêu về hành động khách hàng sẽ thực hiện sau chiến dịch.
  5. Budget: Ngân sách mà doanh nghiệp chi trả cho chiến dịch.
  6. Communication Brief

Communication Brief

Đây là bản tắm tắt được sử dụng giữa bộ phận Account với khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo của Agency. Communication Brief cần phải tóm tắt được đầy đủ thông tin về sản phẩm của khách hàng, mong muốn, các thông tin cần thiết khác. Một bản Communication Brief thường có những phần sau đây:

  1. Project: Tên – mục tiêu của dự án, thông tin giới thiệu cơ bản.
  2. Client: Tên của doanh nghiệp khách hàng.
  3. Project Description: Là phần mô tả chi tiết hơn về những yêu cầu cũng như mục đích của khách hàng.
  4. Brand: Tên của sản phẩm, dịch vụ mà Agency sẽ thực hiện quảng cáo cho khách hàng.
  5. Brand background: Nội dung nền tảng về đối thủ cạnh tranh, thị trường, sản phẩm,…
  6. Budget: Nguồn ngân sách dự kiến.
  7. Coverage: Khu vực mục tiêu của doanh nghiệp.
  8. Timing: Mục tiêu về thời gian, các giai đoạn thời gian làm việc.
  9. Target Audience: Tệp đối tượng khách hàng mục tiêu.
  10. Objectives: Thông tin về mục tiêu tiếp thị.

Bí quyết để tạo Brief chất lượng nhất

Để có một bản Brief người thực hiện sẽ cần phải chú trọng đến các yếu tố như:

Rõ ràng, ngắn gọn, súc tích

Đây là một trong những yêu cầu để khiến cho một bản Brief của bạn có thể đạt được hiệu quả. Đừng trình bày quá dài dòng, hãy chỉ trình bày những yêu cầu ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Làm rõ về mục tiêu Brief

Mục tiêu trong bản Brief đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần làm rõ về mục tiêu, bởi nó sẽ là “kim chỉ nang” cho toàn bộ quá trình thực hiện công việc của toàn bộ Team. Phần mục tiêu thường sẽ liên quan đến những vấn đề như:

Mục đích của dự án

  1. Khách hàng/bạn mong muốn nhận được gì từ dự án?​
  2. Bạn sẽ đo lường bằng những công cụ, phương pháp nào?​
  3. Thực hiện digital marketing qua hình thức nào?​
  4. Liệt kê các bên liên quan rõ ràng​

Một dự án muốn được hoàn thành sẽ cần sự liên kết, làm việc của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, bạn cần liệt kê các bên liên quan và sẽ cùng tham gia vào dự án này. Điều này cũng sẽ tránh tình trạng đùn đẩy công việc, nhiệm vụ sau này.

Phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết

Mục tiêu cuối cùng của các bản Brief cũng là để hoàn thành kế hoạch đề ra ở mức tốt nhất. Để đảm bảo vượt qua được đối thủ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì cần phân tích chi tiết về đối thủ cạnh tranh.

Cung cấp những bên liên quan

Brief cần phải liệt kê đầy đủ và chính xác các thông tin về các bên liên quan chính. Người thực hiện sẽ có các định hướng tốt hơn cũng như dễ dàng tìm kiếm các thông tin mà mình cần trong quá trình thực hiện.

Cân chỉnh thời gian

Thời gian được xem là một yếu tố đóng vai trò xuyên suốt của dự án. Nó chính là xương sống của một dự án và cần được trình bày rõ ràng. Do đó, bạn cần phải có sự căn chỉnh thời gian phù hợp. Nếu một bước gì đó bị trì hoãn thì sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Nếu bạn muốn quản lý thời gian, công cụ được hiệu quả chắc chắn bạn không thể bỏ qua notion.

Ngân sách phải chủ động và hợp lý

Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể lên gói ngân sách phù hợp. Khi lập một Brief ngân sách đóng vai trò không hề nhỏ, quá trình làm việc sẽ phát sinh một số điều ngoài dự định vậy nên bạn cần thiết kế ngân sách dư lên so với kế hoạch. Bạn nên lên sẵn các phương án về ngân sách để người nhận bản Brief cũng như người làm Brief có thể thảo luận.

Các thông tin về Brief và những bước để hoàn thiện một Brief hoàn hảo hy vọng đã giúp ích cho các bạn. Đây là một trong những chiến lược quan trọng cần thiết cho sự thành công của mọi lĩnh vực.