Những năm gần đây thì thị trường thể thao đang trở nên nóng hơn, nhu cầu của người tiêu dùng cao nên có rất nhiều các cửa hàng thể thao ra đời một cách ồ ạt, tất nhiên không phải họ đều thành công. Bulbal xin chia sẻ cho những người đang có ý định mở cửa hàng thể thao 9 kinh nghiệm xương máu dưới đây.
1. Xác định mục tiêu kinh doanh và khách hàng
Việc xác định mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng là rất quan trọng trong bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào và mở shop kinh doanh thể thao cũng vậy. Bạn phải xác định được các mục tiêu và phân khúc khách hàng của bạn ở đâu. biết được khách hàng của mình là ai, là nam hay nữ, người lớn hay trẻ em phục vụ cho môn thể thao nào là chính.
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng thì bạn mới có thể tìm kiếm được các sản phẩm phù hợp và tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh, chọn địa điểm mở cửa hàng. Từ đó sẽ xác định được nguồn vốn phù hợp với quy mô kinh doanh.
Nếu bạn xác định kinh doanh với số vốn nhỏ thì có thể lựa chọn các mặt hàng quần áo thể thao giá rẻ, vừa phù hợp với đại đa số khách hàng, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên hay người có thu nhập trung bình, và cũng dễ kinh doanh hơn.
2. Xác định sản phẩm kinh doanh
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng tức bạn đã nhắm được đối tượng sẽ mua hàng của mình rồi bạn phải hiểu nhu cầu của họ từ đó sẽ lựa chọn ra những mặt hàng chủ lực và các mặt hàng chiêm môi cho cửa hàng của bạn.
Hầu hết các bạn đều chọn kinh doanh với môn thể thao mình yêu thích, tuy nhiên trên thực tế thì bạn nên kinh doanh nhiều mặt hàng để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể lựa chọn bán cùng lúc nhiều mặt hàng như quần áo bóng đá, quần áo bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, một số mặt hàng khác như giày thể thao, giày bóng đá, vợt cầu lông, … điều này nhằm đa dạng hóa đối tượng mua sắm của bạn hơn. Bạn có thể nhập những mặt hàng quần áo bóng đá và phụ kiện thể thao tại Bulbal.
3. Chuẩn bị nguồn vốn
Vốn là điều kiện và yếu tố tiên quyết để có thể mở shop kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào và kinh doanh thể thao cũng vậy. Bạn cần có nguồn vốn để đầu tư vào sản phẩm, cửa hàng, kho bãi, nhân sự … cũng như duy trì các hoạt động của cửa hàng.
Việc chuẩn bị nguồn vốn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô mà cửa hàng mà bạn muốn hướng đến là to hay nhỏ. Tuy nhiên, một nguyên tắc khi kinh doanh đó là bạn tuyệt đối không được tiêu hết số vốn bạn có mà luôn phải để dư ra một khoản tiền cho những việc phát sinh sau này.
4. Tìm địa điểm mở shop hợp lý
Việc chọn một địa điểm kinh doanh hợp lý là một điều cực kỳ quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh thể thao. Bạn cần tìm hiểu số lượng và cơ cấu dân số của khu vực dân cư quanh đó, tình hình phát triển kinh tế, mức sống, thói quen tiêu dùng, tình hình của các cửa hàng khác, thậm chí của các yếu tố khác như trường học, công ăn việc làm, giao thông, địa hình … đánh giá chi tiết mức độ lợi hại của các nơi, lựa chọn địa điểm tốt nhất. Như thế mới có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, làm cho công việc kinh doanh trở nên thuận lợi và phát đạt .
Giao thông và lối qua lại của khách hàng cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn và là điểm đến lý tưởng cho mỗi lần tham quan, mua sắm.
5. Xây dựng thêm các kênh bán hàng khác
Để mở shop kinh doanh thể thao thành công chúng ta nên mở ra thêm những kênh bán hàng khác nhằm tiếp cận thêm những đối tượng khách hàng, kinh doanh online là xu thế hiện nay vì khách hàng là những người ngày càng không có nhiều thời gian chọn lựa đồ đạc. Hầu hết các cửa hàng đều đồng ý rằng đây là “địa điểm” dễ hái ra tiền nhất. Để kinh doanh đồ thể thao trên Internet hiệu quả, bạn nên kết hợp với việc triển khai hoạt động mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo , Tiktok. Xây dựng website cho cửa hàng, triển khai các hoạt động SEO, quảng cáo Google Adwords, rao vặt trên các Group/Forum cộng đồng để gia tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng.
6. Nguồn nhân lực
Để tìm ra nguồn nhân lực có thể theo bạn đường dài là điều cực kỳ khó, bạn nên tìm người phù hợp hơn là người tài giỏi. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần được xác định khi bạn muốn tuyển 1 con người để làm việc cùng bạn, hãy làm từng bước bằng cách liệt kê và trả lời những câu hỏi của mình, bạn sẽ sớm tìm ra được người phù hợp để về làm việc cạnh mình.
Đối tượng tuyển dụng
- Học sinh – Sinh Viên
- Lao động phổ thông
- Lao động trình độ tri thức
- Đối tượng khác
Hình thức làm việc
- Fulltime
- Partime
- Ca gãy
Công thức lương
- Lương khoán
- Lương năng lực – hoa hồng
Chính sách và đãi ngộ
- Ngày Off trong tuần và tháng
- Thưởng chuyên cần
- Thưởng thành tích
Kênh tuyển dụng
- Chợ Tốt
- Website tuyển dụng
- Người quen giới thiệu
7. Chú trọng chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng
Hầu hết các cửa hàng thể thao không quan tâm đến thông tin của khách hàng, khách hàng khi mua hàng xong rồi chẳng biết hành khách là ai vì vậy không thể chăm sóc khách hàng sau khi họ đã mua sắm tại cửa hàng.
Bạn nên xây dựng một hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng để gửi cho họ những thông tin khuyến mãi, sản phẩm mới hoặc là chúc mừng sinh nhật khách hàng để họ thấy được sự quan tâm từ bạn và sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của cửa hàng bạn.
Chú trọng và trải nghiệm của khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm chính là tôn chỉ để bạn xây dựng một hệ thống khách hàng lâu dài và ổn định. Khách hàng không chỉ mua hàng vì sản phẩm của bạn, họ còn xem xét đánh giá có quay loại hay không dựa trên sự hài lòng chất lượng dịch vụ, con người thật ra luôn quyết định mua hàng bằng cảm xúc, họ chỉ đưa ra những lập luận để ủng hộ cho cảm xúc và ra quyết định vì thế hãy chăm sóc khách hàng thật tốt nhé.
8. Kiểm kê và lưu trữ hàng hoá
Thực tế các shop thể thao ít để ý đến việc kiểm kê và lưu trữ hàng hóa nhưng đây lại là một yếu tố quan trọng giúp cửa hàng của bạn kinh doanh phát triển hơn. Tại sao cần phải kiểm kê ? Chúng ta cần biết số lượng hàng hóa nhập vào và xuất ra để tính ra doanh thu và lợi nhuận từ đó điều chỉnh mức giá sản phẩm kinh doanh hợp lý, ta biết được các sản phẩm nào bán nhiều hơn, được yêu thích hơn và quyết định nhập số lượng lớn hơn để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Lưu trữ số lượng hàng hóa phù hợp, tránh nhập thêm các sản phẩm đã tồn trong kho quá nhiều, từ đó lựa chọn sàng lọc được các nhà cung cấp hợp lý và chất lượng hơn.
9. Quản lý rủi ro
Quản trị rủi ro là việc dự báo trước những khả năng có thể xảy ra và gây tổn hại đến cửa hàng . Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục hoặc xây dựng các chiến lược, quy trình nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại do rủi ro gây ra.
Việc dự báo được các rủi ro sẽ diễn ra như mất sản phẩm, mất tài sản của khách hàng, nhân viên trộm cắp sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng và quản lý những rủi ro đó 1 cách hiệu quả.
Hi vọng 9 kinh nghiệm "xương máu" trên đây sẽ giúp ích cho hành trình "star up" của bạn !