X

5 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

T
Nguyễn Hồng Tú Nguyên
Thành viên
23/06/2022
# 1

Việc thiết lập một kế hoạch cụ thể cho từng chiến dịch marketing góp phần không nhỏ trong việc dẫn dắt hoạt động marketing tổng thể theo đúng định hướng, mục tiêu và sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp. Mọi chiến dịch marketing thành công đều đi lên từ bản kế hoạch chỉn chu và chính xác. Dưới đây là những yếu tố cần có của một kế hoạch marketing và 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả.

9 yếu tố cần có khi lập kế hoạch

Những yếu tố bạn cần biết trước khi xây dựng kế hoạch marketing:

Thông tin doanh nghiệp

Bản tóm tắt doanh nghiệp tương tự như bản brief là những gạch đầu dòng tóm lược các thông tin sau: Tên doanh nghiệp, Địa điểm trụ sở, Sứ mệnh và Nhiệm vụ.

Sáng kiến doanh nghiệp

Yếu tố sáng kiến trong kinh doanh là một phần hết sức quan trọng trong các chiến dịch marketing, có nhiệm vụ giúp bạn phân đoạn các mục tiêu khác nhau trong công việc. Sáng kiến ở đây để chỉ những hoạt động tiếp thị được doanh nghiệp triển khai trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm chiến dịch quảng cáo, đợt giảm giá,..vv…

Thị trường mục tiêu

Trong phần thị trường mục tiêu, bạn mô tả ngành hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh và mô tả khách hàng tiềm năng của bạn. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện một số nghiên cứu thị trường cơ bản. Nếu công ty của bạn đã thực hiện nghiên cứu thị trường từ trước, phần này trong kế hoạch tiếp thị của bạn có thể dễ dàng kết hợp lại với nhau hơn.
Chân dung khách hàng của bạn nên bao gồm các thông tin về nhân khẩu học như tuổi, giới tính và thu nhập. Tuy nhiên, nó cũng sẽ bao gồm thông tin tâm lý như những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và mục tiêu của họ.

Phân tích đối thủ

Đối với các doanh nghiệp còn mới thì việc học hỏi từ đối thủ sẽ là cần thiết để giúp tránh được những sai lầm và học được những cái hay để từ đó chúng ta sẽ làm tốt hơn, khác biệt hơn.
Tuy nhiên bạn không nên quá sa đà vào việc nghiên cứu đối thủ nếu không bạn sẽ không thoát được cái bóng của họ. Hay nghiên cứu họ sau khi bạn đã hoàn thành các nghiên cứu khác nhé.

Phân tích SWOT

Mục tiêu của phân tích SWOT là xác định được vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên những con số cụ thể, dữ liệu rõ ràng và thông tin khách quan.

Chiến lược Marketing

Việc chọn lọc chiến lược Marketing hay nói cách khác là cách thức công ty sẽ tiếp cận thị trường như thế nào hầu hết đều dựa vào thông tin từ phần thị trường mục tiêu phía trên.
Một chiếc lược tiếp thị sẽ lần lượt đi qua 7 yếu tố, hay còn được biết đến là mô hình 7P của tiếp thị: Product (Sản phẩm), Price (giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Khuyến mại), People (Con người), Process (Qui trình), Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế).

Ngân sách

Ngân sách là số tiền doanh nghiệp phân bổ cho nhóm marketing để hiện thực hóa các sáng kiến và mục tiêu được nêu trong kế hoạch digital Marketing mẫu trên. Sau khi xác định các hoạt động tiếp thị, bạn sẽ tìm được mức ngân sách bằng cách cộng tổng chi phí của từng hoạt động.

Kênh tiếp thị

Dựa theo nguồn lực của doanh nghiệp bạn có thể chọn một số chiến lược digital marketing như SEO, Content Marketing, Social Media Marketing, Event, Marketing qua Email, PPC Advertising,… Công việc không chỉ dừng lại ở việc tìm ra kênh tiếp thị, mà còn xác định mục đích của kênh và cách đo lường hiệu quả kênh.

5 bước lập kế hoạch tiếp thị

5 bước sau đây sẽ giúp bạn lập kế hoạch marketing dễ dàng:

Bước 1: Phân tích tình hình

Dưới đây là một số câu hỏi bạn phải trả lời trong giai đoạn này:

  1. Doanh nghiệp có điểm mạnh và điểm yếu gì?
  2. Cơ hội cho doanh nghiệp là gì?
  3. Doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro nào?
  4. Điểm khác biệt sản phẩm của bạn với đối thủ?
  5. Điều gì trong kinh doanh mà đối thủ cạnh tranh làm chưa tốt và bạn tự tin mình có thể làm tốt hơn?
  6. Đối thủ chưa khai thác được những tiềm năng nào?

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của công ty bạn, hãy đảm bảo bạn biết đối tượng mục tiêu của mình là ai.Nếu như công ty của bạn đã có chân dung khách hàng, đây là bước để bạn tinh chỉnh lại các mục tiêu của mình. Nếu bạn chưa có, bạn nên tạo cho mình một chân dung khách hàng. Để làm điều này, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.

Bước 3: Đặt mục tiêu theo SMART

Một mục tiêu thông minh sẽ thỏa mãn các tiêu chí sau: Cụ thể, Phù hợp, Có thể đo lường được, Có thể đạt được, Có thời gian hoàn thành dự kiến. Trước khi bắt đầu bất kỳ chiến thuật nào, bạn nên viết ra mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể bắt đầu phân tích chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Bước 4: Phân tích chiến thuật

Sau khi đã có một loạt các mục tiêu, bước tiếp theo là hoạch định chiến thuật cho từng cái. Nói dễ hiểu là bạn đã có điểm đến rồi, vậy thì đi đường nào để đến được đó nhanh nhất, dễ nhất và đúng kế hoạch nhất? Bạn phải tìm ra chiến thuật cũng như các kênh và mục hành động phù hợp nào sẽ giúp mình đạt được mục tiêu.

Bước 5: Đặt ra ngân sách

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn cần phải biết về ngân sách của mình. Nếu như không đủ ngân sách cho việc đó, thì bạn có thể không đạt được mục tiêu của mình.
Trong khi quyết định chiến thuật của mình, hãy chắc chắn lưu ý đến ngân sách ước tính.Lúc này bạn có thể ước tính cả thời gian để hoàn thành từng chiến thuật bên cạnh các chi phí mà bạn có thể cần đến.

Bạn có thể dùng notion để thực hiện chiến lược được tiện lợi hơn. Hy vọng các chiến dịch marketing giúp ích cho bạn triển khai trong tương lai, dù là trên phương diện mạng xã hội hay bất kỳ phương tiện truyền thông nào cũng sẽ mang lại kết quả viên mãn là đi đúng định hướng, mục tiêu và quá phát triển của công ty.