Để thực hiện dịch vụ SEO tổng thể tốt đòi hỏi phải có một quy trình SEO chuẩn. Với một quy trình chuẩn sẽ giúp công việc được dễ dàng hơn, website phát triển một cách tốt nhất và bền vững nhất. Sau đây là quy trình SEO tổng thể chuẩn cho một website:

Bước 1: Phân tích Website

Bước này thực hiện nhằm mục đích tìm ra các điểm onpage chưa được tối ưu cho SEO từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp khắc phục chúng được tốt hơn. Có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để kiểm tra onpage như Google Analytics, GTMetrix, Pingdom, hay Pagespeed Insight để kiểm tra xem hiện tại website của bạn đang bị mắc những lỗi gì về SEO.

Các yếu tố cần lưu ý để tối ưu onpage:

  • Kiểm tra các thẻ meta như title, description, keyword, các thẻ heading tag đã được đặt đúng hay chưa, có được tối ưu hay không.
  • Kiểm tra web của bạn đã chuẩn W3C: Xem còn những lỗi nào không và tiến hành khắc phục, check các lỗi css và loại bỏ các css không cần thiết…
  • Kiểm tra traffic, Pagerank, Alexa rank, số lượng truy cập, số lượt Google Index, hay số lượng backlink trong tháng.
  • Kiểm tra tốc độ truy cập vào website nhanh hay chậm.
  • Web của các bạn đã có sitemap hay chưa.
  • File robots.txt đã được thiết lập chưa? Nếu có thì đã cho phép máy tìm kiếm đánh chỉ mục nội dung hay không?

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích từ khóa

Nghiên cứu và phân tích từ khóa là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO nhằm xác định được các từ khóa thông dụng, thích hợp, hiệu quả. Qua đây, có thể đánh giá được mức độ từ khóa nào là khó hay dễ tìm, có độ cạnh tranh như thế nào với website, và từ đó sẽ có thể giúp đưa ra được chiến lược SEO hợp lý, hiệu quả, thành công nhất.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

  • Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh xem họ đã tối ưu onpage hay chưa, xác định những đối thủ của mình là ai ? Web của họ có những gì đặc biệt để thu hút khách hàng, số lượng backlink tới web các đối thủ thế nào và các backlink đó lấy từ đâu. Đồng thời kiểm tra xem cấu trúc website của đối thủ xem trang web của họ như thế nào, đã được tối ưu chưa và tối ưu đến đâu.
  • Backlink đến toàn bộ các tên miền đến từ bao nhiêu Domain.
  • Backlink đến Page lên Top từ số lượng bao nhiêu Domain.
  • Số lượng backlink trỏ đến Page để lên Top, số lượng backlink trỏ lên toàn bộ tên miền.
  • Kiểm tra PR, Alexa rank, index, internal link, tuổi thọ của tên miền,…

Bước 4: Tối ưu onpage dựa vào phân tích website

Dựa vào những phân tích của website từ đó sẽ tìm cách tối ưu website sao cho hợp lý nhất. Audit content sao cho phù hợp với chủ đề doanh nghiệp, phù hợp với các từ khóa cần SEO. Ví dụ như web xảy ra load chậm phải kiểm tra xem chậm nguyên nhân do đâu, từ đó biết cách sử dụng các kỹ thuật phù hợp nhất, Các đường dẫn gẫy, hoặc đi sai anchor text cần cải audit, xử lý lại.

Bước 5: Submit website lên các công cụ tìm kiếm

Đối với Google: google.com/addurl/, đối với Bing: bing.com/webmaster/SubmitSitePage.aspx không nên lặp lại việc submit website vào các công cụ tìm kiếm.

Bước 6: Xây dựng liên kết hay còn gọi là SEO offpage

Xác định các từ khóa chính, từ khóa phụ, độ phổ biến của backlink, nguồn backlink đa dạng, backlink đến từ các trang có độ uy tín và tin tưởng cao, liên kết từ những trang có PR cao, từ khóa chủ đạo làm anchor text trong liên kết nội bộ, cấu trúc link building website bao gồm 15 cấp độ liên kết website và 5 cấp độ liên kết trong bài viết, phổ biến liên kết trong liên kết nội bộ, tạo backlink (liên kết) qua lại với nhau giữa các trang trong cùng một site.

Thứ tự ưu tiên liên kết trong 1 bài viết:

  1. Link về tag.
  2. Link về những bài viết liên quan.
  3. Link về trang chủ.
  4. Link về trang category.
  5. Link về sitemap.

Bước 7: Quảng bá website

Sử dụng các trang mạng xã hội lớn như G+, Facebook hay các forum uy tín chất lượng hoặc những trang có lượng truy cập cao để quảng bá website thông qua việc chia sẻ với những người dùng mạng xã hội.

Thiết kế website

(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để có thể tham gia thảo luận hoặc Tham gia nhóm thảo luận của Cộng Đồng SEO trên Facebook.!)